| Hotline: 0983.970.780

Nơi bảo tồn nhiều giống cá nước ngọt quý hiếm sông Mê Kông

Chủ Nhật 17/07/2022 , 10:53 (GMT+7)

Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam bộ thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều giống cá quý hiếm trên sông Mê Kông.

Hiện may, tại ĐBSCL theo các cơ quan quản lý chuyên môn ngành thuỷ sản những giống cá như: cá hô, cá vồ cờ, cá sóc, cá sửu,…  là những giống cá đặc biệt, quý hiếm, khó tìm thấy ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó, đây cũng là những giống cá có giá trị kinh tế cao nên càng bị khai thác triệt để. Nhiều giống đang có nguy cơ tuyệt chủng và nằm trong danh mục cấm đánh bắt.

Cá hô được Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam bộ sinh sản nhân tạo thành công đầu tiên. Ảnh: Minh Đảm.

Cá hô được Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam bộ sinh sản nhân tạo thành công đầu tiên. Ảnh: Minh Đảm.

Tại Trung tâm Quốc gia Thuỷ sản nước ngọt Nam bộ trực thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II (xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) từ những năm 2000, Trung tâm đã có chương trình lưu trữ, bảo tồn nguồn gen cá nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng.

Đến năm 2005, Trung tâm cũng là đơn vị đầu tiên cho sinh sản nhân tạo thành công cá hô. Những giống cá tiếp theo như cá sóc, và gần nhất là cá vồ cờ cũng được sinh sản nhân tạo thành công. Từ đây, đã cung cấp nguồn giống cho người dân gây nuôi thương mại, giảm áp lực đáng kể cho một số loài.

“Ngoài giống cá vừa kể trên, những giống cá đặc sản khác của ĐBSCL cũng được lưu giữ như: cá ét mọi, ét chài, cá mè hôi, cá duồng, cá sửu,… Một đối tượng cá da trơn có giá trị kinh tế cao như: cá bông lau, cá tra bần,… được lưu giữ ở Trung tâm để làm vật liệu cho các nghiên cứu và tái tạo nguồn giống những loài cá đã có nguy cơ giảm và tuyệt chủng." Thạc sỹ Lê Trung Đỉnh công tác tại Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam bộ chia sẻ.

Thạc sỹ Lê Trung Đỉnh kiểm tra ao nuôi cá vồ cờ. Ảnh: Minh Đảm.

Thạc sỹ Lê Trung Đỉnh kiểm tra ao nuôi cá vồ cờ. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, cá hô là loại cá đặc sản đã được Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II nhân giống thành công, đã cung cấp cho các cơ sở nuôi và kinh doanh.

Độ thích nghi của cá rất rộng, hầu như nơi nào có nguồn nước ngọt ở ĐBSCL đều nuôi được cả. Thậm chí cả một số tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên cũng nuôi tốt. Ngoài ra, cá cũng được thả nuôi ở các hồ nước ngọt lớn là Trị An, Dầu Tiếng... cá phát triển rất tốt.

“Hàng năm, đối tượng cá hô được đưa ra thương mại từ 150-200 nghìn con giống/năm. Cùng với đó là sản lượng khá lớn nguồn giống các loại cá: ét mọi, chài, bông lau,…”, Thạc sỹ Lê Trung Đỉnh cho biết.

Cũng theo chia sẻ của Thạc sỹ Lê Trung Đỉnh, hiện nay, các loại cá đặc sản nước ngọt đang phát triển tốt ở ĐBSCL. Tiêu biểu như đối tượng cá hô, tuỳ kích cỡ mà có giá bán cá thương phẩm từ 200-500 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ còn bó hẹp tại các cơ sở kinh doanh ăn uống cao cấp như: nhà hàng, resort,… người dân ít có nhu cầu nên sản lượng đầu ra không lớn, phổ thông như: cá tra, điêu hồng nên sản lượng, diện tích nuôi không nhiều.

Cá vồ cờ đã được Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam bộ nuôi thành công. Ảnh: Minh Đảm.

Cá vồ cờ đã được Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam bộ nuôi thành công. Ảnh: Minh Đảm.

Cùng với đối tượng cá hô, cá tra bần và bông lau là những loại cá đặc sản rất thơm ngon. Giá trị thực tế cũng không thấp hơn so với cá hô. Chúng cũng là số ít các giống cá quý hiếm được gây nuôi thương mại phổ biến ở một số khu vực lồng bè trên sông Cửu Long.

Tuy nhiên, nguồn cung con giống hai loài cá này vẫn còn hạn chế do khó nhân giống hơn các loại cá da trơn còn lại. Ông Đỉnh cũng nói thêm rằng, chúng cũng được cơ sở kinh doanh, nuôi trồng quan tâm đặt hàng nhưng số lượng con giống đầu ra vẫn chưa đáp ứng được so với các loại cá còn loại.

Đặc biệt, Trung tâm đang sản xuất thành công cá vồ cờ. Cá vồ cờ là một trong các giống cá da trơn quý hiếm, có giá trị cao. Ngoài nuôi cá thịt thương phẩm, cá vồ cờ đang được giới chơi cá cảnh săn lùng với giá trị hàng triệu đồng mỗi con bởi hình dáng đẹp, độc đáo.

Xem thêm
Thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình nuôi tảo xoắn

Đà Nẵng Sản phẩm từ tảo xoắn của cô gái trẻ ở TP Đà Nẵng hiện không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh, thành lớn trong nước mà còn xuất khẩu.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.