| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo an toàn hồ đập thủy điện nơi tâm chấn động đất

Thứ Năm 08/09/2022 , 06:01 (GMT+7)

Những vụ động đất đang gây tâm lý hoang mang không chỉ cho người dân trong vùng tâm chấn mà còn rất nhiều hộ dân sống dưới hạ du của các thuỷ điện.

PS AN TOAN HO DAP.mp4.00_25_39_12.Still001

Người dân vùng hạ du đang hoang mang, lo sợ các thủy điện mất an toàn hồ đập. Ảnh Tuấn Anh.

Theo Thống kê của Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu, tính từ cuối năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra hàng trăm vụ động đất, tập trung chủ yếu ở huyện Kon Plông. Chỉ tính từ ngày 14/4 đến nay, huyện Kon Plông ghi nhận 79 vụ động đất, trong đó trận động đất vào lúc 14 giờ ngày 23/8 có độ lớn 4.7 được xem là lớn nhất từ trước đến nay.

Chính những vụ động đất xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn cũng là lúc nhiều hộ dân vùng hạ du hoang mang, lo sợ bởi các thủy điện phía thượng nguồn có nguy cơ mất an toàn hồ đập.

Ghi nhận tại vùng hạ du thuộc thôn 3 (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy), những ngày qua, hàng trăm hộ dân đang sinh sống bên cạnh dòng sông Đăk S’nghé luôn phải sống trong lo sợ, bất an. Theo nhiều hộ dân nơi đây, Thủy điện Thượng Kon Tum nằm phía thượng nguồn mỗi khi tích nước luôn là tâm điểm của các vụ rung chấn của động đất.

Chị Trần Thị Thu (thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) đến bây giờ vẫn chưa hết lo sợ khi các vụ động đất thời gian qua diễn ra với mật độ ngày càng nhiều và cường độ lớn hơn.

“Nếu tiếp tục xảy ra động đất sẽ khiến cho các thủy điện sự cố, nước lũ trôi xuống thì nhà cửa của bà con nơi đây bị ngập hết. Bình thường thủy điện xả lũ nhà cửa của bà con cũng đã ngập rồi, giờ thêm động đất không biết rồi sẽ sống ra sao”, chị Thu cho biết.

PS AN TOAN HO DAP.mp4.00_25_19_02.Still006

Người dân vùng hạ du thuộc xã Tân Lập sẽ bị ngập hết nếu thủy điện xả lũ. Ảnh Tuấn Anh.

Mặc dù các công trình hồ chứa của thủy điện được xây dựng kiên cố, có sức chống chịu cao hơn rất nhiều so với với cường độ động đất, tuy nhiên không ít người dân vẫn lo lắng cho sinh mệnh của bản thân mình.

Ông Mai văn Bình (thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) cho biết, trận động đất ngày 23/8 vừa rồi khiến nhiều hộ dân khu vực này hoang mang lo sợ. Chắc chắn do các thủy điện nhiều lần tích nước mới xảy ra động đất liên tục như vậy.

“Với việc động đất ngày càng nhiều và lớn như thế này, sớm muộn gì an toàn hồ đập tại các thủy điện cũng bị ảnh hưởng, khi đó nước lũ ở các hồ chứa đổ về sẽ lại ngập hết nhà cửa của người dân”, ông Bình chia sẻ.

Theo tìm hiểu được biết, 3 thủy điện trên địa bàn huyện Kon Plông gồm: Thượng Kon Tum, Đăk Ring, Đăk Re có các hồ chứa nước, nên khi xảy ra sự cố dễ gây ngập lụt cho vùng hạ du. Với việc những trận động đất xảy ra trong thời gian gần đây được đánh giá ở cấp độ nhẹ và trung bình, không ảnh hưởng nặng đến hạ tầng nhà cửa, công trình thủy điện. Tuy nhiên, việc xảy ra động đất liên tục cũng đã khiến không ít người dân lo ngại. 

Trước sự việc này, chính quyền địa phương cũng đã yêu cầu các nhà máy thủy điện được xác định là tâm chấn trong các trận động đất cần tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn các công trình hồ đập.

Đồng thời, yêu cầu các thủy điện liên tục rà soát nhằm phát hiện bất thường để theo dõi, cảnh báo sớm và thực hiện nghiêm quy trình vận hành đối với các hồ chứa. 

PS AN TOAN HO DAP.mp4.00_26_25_15.Still003

Hồ chứa Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước có thể là nguyên nhân gây ra dư chấn động đất. Ảnh Tuấn Anh.

Ông Trần Công Đàm, Giám đốc nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum cho biết, ngay sau khi xảy ra các vụ động đất trong thời gian gần đây, công ty cũng đã triển khai rất nhiều các giải pháp ứng phó, đảm bảo an toàn vận hành công trình.

Sau khi các vụ động đất liên tiếp xảy ra, công ty cũng đã đi kiểm tra hiện trạng công trình thủy điện Thượng Kon Tum và không có bất thường nào xảy ra, 2 tổ máy vẫn phát điện bình thường.

“Chúng tôi tuân thủ nghiêm quy trình liên hồ chứa trên sông Sê San và quy trình vận hành hồ chứa Thượng Kon Tum do Bộ Công thương phê duyệt. Ngoài ra, chúng tôi thực hiện các chế độ quan trắc theo đúng nghị định 114 và các quy định khác của Trung ương cũng như địa phương”, ông Đàm thông tin.

Ông Lê Đức Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho biết, hàng năm các chủ đầu tư dự án thủy điện đều xây dựng quy trình vận hành hồ đập tương ứng với quy mô hồ chứa được sự phê duyệt của địa phương. Khi có thiên tai, đặc biệt xảy ra động đất thì chủ đầu tư dự án với chính quyền địa phương cũng có sự phối hợp chặt chẽ để kịp thời ứng phó.

Riêng đối với các thủy điện lớn trên địa bàn, chúng tôi cũng yêu cầu các chủ đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc để theo dõi diễn biến và có những dự báo tình huống thiên tai xảy ra để có giải pháp khắc phục kịp thời.

“Khi xảy ra động đất, qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy các chủ đầu tư thủy điện tuân thủ ý kiến chỉ đạo không tích trữ nước tối đa theo dung tích hồ chứa. Mặt khác, chúng tôi yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh xây dựng các trạm quan trắc, đến nay các thiết bị để lắp ráp hệ thống này cơ bản đã được hoàn thành”, ông Tín cho biết.

Xem thêm
Chiều 2/5, Quốc hội họp bất thường lần thứ 7

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...

Bình luận mới nhất