| Hotline: 0983.970.780

Nơi phát nghiệp nhà Trần

Thứ Năm 02/02/2012 , 12:32 (GMT+7)

Không ở đâu mà dấu tích của vương triều Trần, một triều đại lừng lẫy cả võ công lẫn văn trị, lại dầy đặc như ở Thái Bình.

Du khách trẩy hội đền Trần Thái Bình
Không ở đâu mà dấu tích của vương triều Trần, một triều đại lừng lẫy cả võ công lẫn văn trị, lại dầy đặc như ở Thái Bình. Có thể nói, đến mỗi làng quê, mỗi dòng sông bến sông của tỉnh lúa này, ta đều có thể thấy “Dưới cát gươm chìm, sắt chửa tiêu/ Rũa mài nhận biết việc tiền triều”.

Lật lại lịch sử của bất cứ làng xóm nào ở Thái Bình cũng có thể thấy cái “hào khí Đông A” một thời như còn phảng phất. Trong hàng ngàn dấu tích ấy, thì dầy đặc nhất là vùng Tiến Đức (huyện Hưng Hà), mà ngày nay đã trở thành khu di tích các vua Trần ở Thái Bình, tên quen thuộc là Đền Trần Thái Bình.

Toàn bộ khu di tích các vua Trần ở Thái Bình hiện đã được xây dựng khá hoàn chỉnh với diện tích 24 ha. Đền nằm ở phía Bắc con đường xuyên làng Tam Đường xã Tiến Đức, hướng kiến trúc quay về phía Nam, trước mặt là 3 “trái núi” nhân tạo nổi giữa đồng bằng, mỗi trái chiếm diện tích cả mẫu đất, tên của mỗi trái núi ấy được nhân dân gọi lần lượt là phần Đa, phần Bụt, phần Trung.

Theo các nhà nghiên cứu thì đó chính là 3 ngôi mộ của 3 vị hoàng đế đầu triều Trần, phía sau tựa vào làng Tam Đường, nơi trước đây có 7 gò đất như chòm sao “Thất tinh”. Câu “tiền Tam Thai, hậu Thất tinh” có nguồn gốc từ đó. Hai bên tả hữu (Đông và Tây) đền có sông Thái Sư (sông do Thái sư Trần Thủ Độ đào) và sông Nhị Hà, như hai vòng tay ôm ấp.

Đất Tam Đường (tên thời Trần là Thái Đường phường thuộc huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng) chính là nơi tổ tiên nhà Trần lựa chọn để định cư lâu dài, sau một đời ở đất Tức Mặc (ngoại thành Nam Định ngày nay). Hơn bảy thế kỷ đã ầm ầm lướt qua với không biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nhưng ở đây, anh linh cổ nhân như vẫn còn hiển hiện.

Sử ghi rằng khi theo đường sông thiên di từ vùng đất mà ngày nay là Quảng Ninh về phía biển, tổ nhà Trần là Trần Kinh, vốn làm nghề chài lưới, đã dừng chân ở đất Tức Mặc, lấy người con gái Tức Mặc, sinh ra Trần Hấp. Ngang dọc chài lưới trên sông Hồng và các dòng sông khác trong vùng để mưu sinh, chính Trần Hấp đã phát hiện ra vùng đất đắc địa Thái Đường này, nên từ Tức Mặc, ông chuyển cư sang đó rồi “giờ lành, ngày Tân Dậu, tháng Đinh Tỵ,năm Quý Sửu” ông đã dời mộ thân sinh mình là Trần Kinh từ Tức Mặc sang an táng tại gò Hỏa tinh thuộc Thái Đường phường, để rồi mấy chục năm sau, chắt của ông là Trần Cảnh đã trở thành vị Hoàng đế thiếu niên của một triều đại mới, nhờ một cuộc “chuyển giao quyền lực” một cách hết sức nhẹ nhàng, êm thấm.

Hãy thử tưởng tượng xem, nếu không có cuộc chuyển giao đó, thì số phận đất nước ta, số phận dân tộc ta sẽ ra sao trước họa xâm lăng của giặc Nguyên- Mông, khi mà triều Lý đã suy tàn đến cực điểm? Chính vì xem đất này là quê hương, là nơi dung nghiệp của mình, nên theo gương triều Lý, các vua Trần cũng chọn đất Thái Đường làm nơi đặt tôn miếu.

Theo sách “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn thì “Xã Thái Đường huyện Ngự Thiên có 4 lăng: Thái Tổ (Trần Thừa), Thái Tông (Trần Cảnh), Thánh Tông (Trần Hoảng), Nhân Tông (Trần Khâm) nhà Trần, lại có lăng của 4 hoàng hậu”. Chính vì là tôn miếu, nên tại đây đã diễn ra nhiều sinh hoạt có tính chất quốc gia.

Lễ hội đền Trần do UBND huyện Hưng Hà tổ chức, khai mạc vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, gồm 2 phần là Lễ và Hội, thu hút hàng vạn người trên cả nước. Theo BTC, lễ hội đền Trần Thái Bình năm Canh Thìn (2012) này sẽ có nhiều chương trình đặc sắc và được truyền hình trực tiếp trên VTV1.

Ngày 15 tháng 5 năm Ất Dậu (1285), ngay sau khi tiêu diệt đạo quân Nguyên ở Trường Yên, trên đường tiến về Chương Dương, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã về Thái Đường làm lễ bái yết tại 2 lăng Thái Tổ và Thái Tông để báo tin thắng trận. Và ngày 17 tháng 3 năm Mậu Tý (1288), một lễ dâng tù trọng thể đã được diễn ra cũng tại hai lăng Thái Tổ, Thái Tông.

Các tướng giặc Nguyên cao cấp bị bắt như Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi, Sầm Đoạn… cùng hàng trăm tướng tá cấp thấp khác đã được hai vua Thánh Tông, Nhân Tông đưa về Thái Đường dâng lên tổ tiên…Tại lễ dâng tù đó, vua Trần Nhân Tông đã xúc cảm hai câu thơ để đời “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/ Sơn hà vạn cổ điện kim âu” (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/Non sông vạn thuở vững âu vàng).

Không chỉ có lăng tẩm, mà theo sử sách, thì đương thời, ở đây còn rất nhiều công trình kiến trúc và hành cung lộng lẫy do nhà Trần xây dựng như Bến Ngự, vườn Màn, điện Thiên An, điện Diên Hiền, thềm Thiên Trì… Hàng trăm hiện vật rất phong phú thuộc niên đại nhà Trần do ngành khảo cổ phát hiện trong các đợt khai quật đã nói lên điều đó.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm