| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Georgia nuôi tham vọng trồng nho trên sao Hỏa

Thứ Bảy 13/04/2019 , 09:38 (GMT+7)

Georgia vô cùng tự hào về truyền thống làm rượu vang kiểu cổ, tự nhận là quốc gia đầu tiên làm rượu vang trên thế giới. Giờ đây, nông dân nước này muốn là người tiên phong trồng nho trên sao Hỏa.

Nằm giữa dãy núi Great Caucasus và Biển Đen, Georgia có khí hậu ôn hòa, hoàn hảo để trồng nho và đã phát triển ngành công nghiệp du lịch – rượu vang thịnh vượng.

Giờ đây, Nikoloz Doborjginidze đồng sáng lập một dự án để phát triển các giống nho khác nhau có thể trồng trên sao Hỏa. “Georgia là nơi đầu tiên làm rượu vang trên Trái Đất và giờ chúng tôi hy vọng sẽ là nhà tiên phong trong việc trồng nho ở hành tinh láng giềng”, Doborjginidze nói với AFP.

2173128222
Các nhà khoa học thu thập các mẫu vi khuẩn tại nhiều khu vực ở Georgia (Ảnh: AFP)

Sau khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) kêu gọi công chúng đóng góp ý tưởng cho “sự hiện diện bền vững của con người” trên hành tinh Đỏ, một nhóm các nhà nghiên cứu và doanh nhân Georgia đã tập hợp để thúc đẩy ngành công nghiệp làm rượu vang lên tầm liên hành tinh.

Dự án của họ có tên IX Millennium (9 thiên niên kỷ), hàm ý nhắc đến lịch sử làm rượu vang lâu đời ở Georgia.

Từ khi các nhà khảo cổ học tìm thấy dấu vết rượu vang trên các con tàu bằng đất sét cổ, Georgia tuyên bố họ đã làm rượu vang được 8.000 năm, lâu hơn mọi quốc gia khác.

IX Milliennium được quản lý bởi một tập đoàn do Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Georgia, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Tbilisi, Bảo tàng Quốc gia Georgia và công ty Space Farms thành lập. Dù có vẻ viển vông nhưng ý tưởng con người làm rượu vang trên hành tinh thứ tư trong hệ Mặt trời đang dần trở thành hiện thực.

NASA hy vọng có thể triển khai các nhiệm vụ có người tham gia lên sao Hỏa trong vòng 25 năm. Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã thiết lập mục tiêu vượt qua NASA trong một thập kỷ.

Nhà sinh vật học Marika Tarasashvili, một trong những nhà khoa học tham gia dự án, đang phát triển loại vi khuẩn có thể biến đất sao Hỏa thành đất màu mỡ.

Các nhà nghiên cứu đã đạt được những kết quả “đột phá” trong thử nghiệm, bà Tarasashvili vừa nói vừa nhìn vào ống nghiệm có chứa đất mô phỏng đất sao Hỏa tại phòng thí nghiệm ở thủ đô Tbilisi.

“Các nhà khoa học thu thập vi khuẩn tại các vùng khác nhau ở Georgia với ‘hệ sinh thái cực đoan’ như suối nước nóng lưu huỳnh rồi nhân giống loại có thể sống trong điều kiện sao Hỏa”.

Ý tưởng là để vi khuẩn chuyển đổi đất khô cằn không sự sống trên sao Hỏa thành đất màu mỡ “có thể trồng trọt”, bà cho biết thêm.

Tarasashvili và các đồng nghiệp còn thử nghiệm trên vỏ của 525 giống nho ở Georgia để chọn ra loại có khả năng chống chịu bức xạ cực tím trên bề mặt sao Hỏa tốt nhất.

117312895
Nhà sinh vật học Marika Tarasashvili (Ảnh: AFP)

Kết quả ban đầu cho thấy loại nho Rkatsiteli vỏ màu nhạt, thường được dùng để sản xuất rượu vang trắng với hương táo xanh, có sức chịu đựng tốt nhất.

“Trong tương lai, những người lên sao Hỏa sẽ có thể trồng thực vật trực tiếp trên đất sao Hỏa”, Tusia Garibashvili, nhà sáng lập công ty Space Farms, nói. “Nhưng trước hết, chúng tôi cần thiết lập một mô hình kiểm soát bền vững các nhà kính trên sao Hỏa”.

Space Farms đang xây dựng một phòng thí nghiệm trồng cây thẳng đứng, được Garibashvili mô tả là “công nghệ lý tưởng cho ngành nông nghiệp tương lai trên sao Hỏa”. Các cây sẽ mọc trong cơ sở đặc biệt bên trong một khách sạn ở Tbilisi, với nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm được kiểm soát cẩn thận.

Bước tiếp theo sẽ là trồng thử các giống nho Georgia trong môi trường sao Hỏa mô phỏng trong phòng thí nghiệm đang được xây dựng tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Tbilisi.

“Cây trồng sẽ phải chống chịu nhiệt độ âm, mức độ bức xạ và carbon monoxide cao, áp lực không khí cao”, Dean Nino Enukidze, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Tbilisi, nói.

“Tạm để giấc mơ sao Hỏa sang một bên, thử nghiệm của chúng tôi đang cung cấp các thông tin quan trọng để con người có thể đương đầu với các thách môi trường”, theo Enukidze. “Chúng ta sẽ có thể xác định và trồng những cây lương thực đủ sức đối phó với biến đổi khí hậu”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm