| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Hà Nội tránh nóng 40 độ C gặt lúa lúc chiều tối

Thứ Sáu 04/06/2021 , 12:04 (GMT+7)

Những ngày qua nhiệt độ ngoài trời ban ngày trên 40 độ C, nông dân Hà Nội đã “né” cái nóng tranh thủ gặt lúa vào lúc mặt trời vừa lặn và cả ban đêm

Những ngày qua Hà Nội trở nên nóng bức bởi nền nhiệt độ hơn 40 độ C. Trên những cánh đồng ở huyện Hoài Đức để tránh cái nóng oi ả, người nông dân chọn thời điểm cuối giờ chiều khi nắng tắt ra đồng thu hoạch lúa.

Những ngày qua Hà Nội trở nên nóng bức bởi nền nhiệt độ hơn 40 độ C. Trên những cánh đồng ở huyện Hoài Đức để tránh cái nóng oi ả, người nông dân chọn thời điểm cuối giờ chiều khi nắng tắt ra đồng thu hoạch lúa.

Trên cánh đồng lúa của xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, ông Trần Hữu Tâm - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Yên Sở cho hay, năm nay lúa tốt, ít sâu bệnh, sản lượng khoảng 65 đến 67 tạ/1 ha, giá lúa tăng nhẹ.

Trên cánh đồng lúa của xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, ông Trần Hữu Tâm - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Yên Sở cho hay, năm nay lúa tốt, ít sâu bệnh, sản lượng khoảng 65 đến 67 tạ/1 ha, giá lúa tăng nhẹ.

Trước đây khi chưa có máy gặt, khi vào vụ, phải chạy trời mưa bão, dù nắng nóng trên 40 độ C, nhiều nông dân vẫn phải đội nắng để tranh thủ gặt lúa. Nay có máy gặt, bà con nhàn hơn rất nhiều, chỉ cần chuẩn bị bao tải, đợi tắt nắng ra đồng.

Trước đây khi chưa có máy gặt, khi vào vụ, phải chạy trời mưa bão, dù nắng nóng trên 40 độ C, nhiều nông dân vẫn phải đội nắng để tranh thủ gặt lúa. Nay có máy gặt, bà con nhàn hơn rất nhiều, chỉ cần chuẩn bị bao tải, đợi tắt nắng ra đồng.

Thu gom rơm sau khi máy gặt đập liên hợp đã thu hoạch xong lúa trên những thửa ruộng.

Thu gom rơm sau khi máy gặt đập liên hợp đã thu hoạch xong lúa trên những thửa ruộng.

Được biết, giá gặt ban ngày và ban đêm không chênh lệch nhiều, dao động từ 170.000 đồng đến 200.000 đồng/sào.

Được biết, giá gặt ban ngày và ban đêm không chênh lệch nhiều, dao động từ 170.000 đồng đến 200.000 đồng/sào.

Với sự hỗ trợ bởi máy móc, người nông dân giờ đây đã bớt đi phần nào sự nhọc nhằn vốn có của nông nghiệp lúa nước.

Với sự hỗ trợ bởi máy móc, người nông dân giờ đây đã bớt đi phần nào sự nhọc nhằn vốn có của nông nghiệp lúa nước.

Trước đây bà con nông dân thường đốt rơm ngay sau khi gặt xong, nay được Hợp tác xã tuyên truyền việc đốt rơm sẽ gây ô nhiễm môi trường, nên các hộ đều gom rơm mang về nhà để đun nấu, cho trâu bò ăn… không đốt tại đồng.

Trước đây bà con nông dân thường đốt rơm ngay sau khi gặt xong, nay được Hợp tác xã tuyên truyền việc đốt rơm sẽ gây ô nhiễm môi trường, nên các hộ đều gom rơm mang về nhà để đun nấu, cho trâu bò ăn… không đốt tại đồng.

Việc không đốt rơm tại đồng cũng giúp cho môi trường làng quê trong lành hơn.

Việc không đốt rơm tại đồng cũng giúp cho môi trường làng quê trong lành hơn.

Một chủ lái máy gặt cho biết, việc lựa chọn ban đêm sẽ tránh được nắng nóng gắt của ban ngày và chạy liên tục một ngày sẽ gặt được khoảng 15 mẫu/ngày. Đưa cơ giới vào đồng ruộng giúp rút ngắn được khoảng thời gian làm việc và tăng năng suất.

Một chủ lái máy gặt cho biết, việc lựa chọn ban đêm sẽ tránh được nắng nóng gắt của ban ngày và chạy liên tục một ngày sẽ gặt được khoảng 15 mẫu/ngày. Đưa cơ giới vào đồng ruộng giúp rút ngắn được khoảng thời gian làm việc và tăng năng suất.

Gặt đêm không chỉ giúp bà con đỡ bị mệt nhọc mà còn tạo cho làng quê cảnh khác lạ, lãng mạn hơn vào ngày mùa.

Gặt đêm không chỉ giúp bà con đỡ bị mệt nhọc mà còn tạo cho làng quê cảnh khác lạ, lãng mạn hơn vào ngày mùa.

Ghi nhận của Báo Nông nghiệp Việt Nam, người dân tại vùng ngoại thành Hà Nội vui vẻ khi năm nay lúa được mùa so với các năm trước, đỡ đi phần nào những nỗi lo do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Ghi nhận của Báo Nông nghiệp Việt Nam, người dân tại vùng ngoại thành Hà Nội vui vẻ khi năm nay lúa được mùa so với các năm trước, đỡ đi phần nào những nỗi lo do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Hạt lúa bây giờ đến tay người nông dân không còn là sự tích cóp của những nỗi nhọc nhằn một nắng hai sương nữa.

Hạt lúa bây giờ đến tay người nông dân không còn là sự tích cóp của những nỗi nhọc nhằn một nắng hai sương nữa.

Xem thêm
Xuất khẩu thủy sản tiến sát mục tiêu 10 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tiến sát mục tiêu 10 tỷ USD. Người trồng dứa ở Kiên Giang thu lời hơn 100 triệu đồng/ha. Mô hình lúa-tôm cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Giá cà phê tại Bà Rịa - Vũng Tàu cao gấp đôi năm ngoái.

Toạ đàm nhân rộng các mô hình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn về giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Các đại biểu đồng thuận quan điểm liên kết là sức mạnh để triển khai thành công Đề án này.

Phim: Chủ động ứng phó với thiên tai

ĐBSCL Nước biển dâng, xâm nhập mặn, sạt lở làm mất hàng trăm ha đất mỗi năm. Hơn 50.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp. Biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa đến sự sống còn của vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam - nơi cung cấp 55% sản lượng gạo, hơn 60% lượng thủy sản và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước. Chủ động ứng phó với bằng các giải pháp công trình và phi công trình là cách để người dân nơi đây chung sống với những diễn biến dị thường của thiên tai.

Huyện Trần Văn Thời có hơn 2.800ha lúa - tôm thích ứng biến đổi khí hậu

Cà Mau Toàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 2.800ha lúa - tôm thích ứng biến đổi khí hậu và ngành nông nghiệp huyện đã phát triển nhiều giải pháp mang lại giá trị kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho bà con.