| Hotline: 0983.970.780

Nông dân kêu vấn nạn tín dụng đen, Phó Thống đốc nói đã 'giảm một nửa'

Chủ Nhật 29/05/2022 , 12:06 (GMT+7)

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, tín dụng đen giảm hơn một nửa so với thời điểm năm 2017.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú.

Trả lời câu hỏi của nông dân Trần Thị Thanh Thoan, huyện Duy Tiên, Hà Nam tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân diễn ra ngày 29/5 tại Sơn La, về vấn đề người dân khó tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, khiến nạn tín dụng đen vẫn còn đất để tồn tại, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nêu giải pháp về làm tốt nguồn cung ứng vốn.

Theo ông Tú, từ năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hạn chế tín dụng đen như: Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động cho vay; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến; Mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; Giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay...

"So với năm 2017, tín dụng đen giảm hơn một nửa. Tuy nhiên, chúng ta cần tiếp tục giúp người dân, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức", ông Tú chia sẻ.

Tính đến cuối tháng 4/2022, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt trên 2,26 triệu tỷ đồng, chiếm trên 20% dư nợ nền kinh tế, tăng 8,93% so với cuối năm 2021. Cũng trong thời gian này, 682.966 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay đạt 64.378 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.748 tỷ đồng với 95.948 khách hàng còn dư nợ.

Để giải quyết gốc rễ vấn đề tín dụng đen, ông Tú đề ra hai giải pháp. Một là, tăng cường tuyên truyền đến người dân để người dân hiểu rằng vay vốn từ ngân hàng không khó khăn.

Hai là, kết hợp chính quyền cơ sở quản lý người dân để xác định mục đích vay vốn chính đáng của người dân, thay vì vay vốn làm những vấn đề khác. 

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an tại Hội nghị.

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an tại Hội nghị.

Làm rõ hơn về nguyên nhân giảm được nạn tín dụng đen, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, công an các cấp đã mở nhiều đợt cao điểm phá các ổ nhóm tín dụng đen, bắt và xử lý nhiều đối tượng.

Trên quan điểm phát hiện đến đâu xử lí đến đó, nếu vụ việc đến mức xử lí hình sự thì thu thập đủ tài liệu để xử lí nghiêm minh, Bộ Công an đã tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan tín dụng đen; giúp người dân tránh bị ổ nhóm tội phạm lợi dụng.

Hiện Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo công an địa phương phối hợp ngành ngân hàng, địa phương nhằm nắm tình hình kịp thời các hoạt động tinh vi của tội phạm tín dụng đen.

"Bộ Công an đã tăng cường hơn 50.000 cán bộ công an, sĩ quan về làm công an xã, phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao. Chúng ta cần ngăn chặn vấn đền này ngay từ đầu", ông Hùng nhấn mạnh.

Muốn ngăn chặn tín dụng đen, Trung tướng Hùng cho rằng, phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân, công an. Ví dụ, chính quyền địa phương phải phối hợp với cơ quan chức năng xác định mục đích tín chấp, hỗ trợ ngân hàng trong cả khâu cho vay và thu hồi vốn.

Về phía các hộ nông dân, ông Hùng đề nghị xây dựng dự án rõ ràng, khả thi, hiệu quả, để ngân hàng dễ chấp nhận cho vay hơn.

"Hiện nay chúng ta đã có cơ sở dữ liệu dân cư, có sự kết nối giữa ngân hàng với công an. Chúng ta sẽ tiến tới, khi một người vay vốn, ngân hàng sẽ biết ngay thân nhân qua cơ sở dữ liệu, tiết kiệm khâu xác minh thực tế", ông Hùng bày tỏ.

Hai năm vừa qua, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi Covid-19. Quốc hội và Chính phủ đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách giảm khó khăn, trong đó có chính sách phục hồi kinh tế xã hội sau dịch Covid-19. Đây là cơ hội để người dân, nhất là những người làm nông nghiệp có nhiều cơ hội hơn tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất, thủ tục ưu đãi.

Xem thêm
Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Xóm chài Xuân Lam tìm đường đến khu tái định cư

Sống giữa vùng đất thấp trũng, quanh năm vật lộn với thiên tai là nỗi lo chung của người dân Xuân Lam, riêng 8 hộ xóm chài cơ cực hơn cả.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.