| Hotline: 0983.970.780

Nông dân tham gia huấn luyện quản lý dịch hại trên cây lúa

Thứ Năm 03/10/2024 , 07:41 (GMT+7)

Hàng chục nông dân tại Đắk Lắk được tham gia huấn luyện về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa trong vụ hè thu 2024.

Các học viên được thực hành ngày trên đồng ruộng. Ảnh: Quang Yên.

Các học viên được thực hành ngày trên đồng ruộng. Ảnh: Quang Yên.

Ngày 2/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk (Sở NN-PTNT Đắk Lắk) tổ chức tổng kết lớp đào tạo, huấn luyện nông dân (FFS) về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa vụ hè thu năm 2024.

Lớp học có 30 người là nông dân trực tiếp tham gia sản xuất. Thời gian học tập gồm 14 buổi cho suốt vụ lúa và gắn với các thời điểm quan trọng trong các giai đoạn phát triển của cây lúa.

Trong khóa học, các học viên được hướng dẫn điều tra hệ sinh thái, thu thập mẫu sâu bệnh hại, thiên địch trên ruộng thực hành của lớp. Học viên vẽ và thảo luận hệ sinh thái ruộng trình diễn (IPM và nông dân) đề ra biện pháp quản lý đem lại hiệu quả kinh tế dưới hình thức thảo luận nhóm, sau đó từng nhóm trình bày và thảo luận trước cả lớp.

Lớp học nêu khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và hướng dẫn ngâm ủ, gieo sạ trên ruộng mô hình; Một số đối tượng sâu, bệnh hại chính trên lúa; Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người; Hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật dùng trên cây lúa; Ngưỡng kinh tế và đánh giá rủi ro, đánh giá năng suất; Các biện pháp kỹ thuật tăng cường sức khỏe cây trồng, quản lý sinh vật gây hại

Giảng viên hướng dẫn thực hành theo phương pháp “Cầm tay chỉ việc” các nội dung: Thực hành trồng, chăm sóc cây lúa theo quy trình IPM; Kỹ thuật phun thuốc trừ dịch hại; thực hành bón phân cho lúa.

Các học viên và lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk tham gia buổi tổng kết. Ảnh: Quang Yên.

Các học viên và lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk tham gia buổi tổng kết. Ảnh: Quang Yên.

Sau khóa tập huấn trên cơ sở tiếp thu nội dung tập huấn của lớp FFS, học viên đã áp dụng khá thành công vào đồng ruộng. Những nông dân tham gia mô hình, khả năng quản lý đồng ruộng của họ được nâng lên rõ rệt, họ chủ động hơn trong thâm canh, tổ chức sản xuất đồng thời nâng cao năng lực sinh hoạt cộng đồng.

Xem thêm
Người làm nên thương hiệu 'heo say xỉn'

NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.

Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.