| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp là lợi thế, nền tảng bền vững của quốc gia

Thứ Ba 05/04/2022 , 14:37 (GMT+7)

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến công bố những điểm mới trong Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tại cuộc giao ban báo chí thường kỳ của Ban Tuyên giáo Trung ương, sáng 5/4.

Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã cung cấp thông tin về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch quý I/2022 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời phân tích nhiều nội dung mới mang tính đột phá của Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/1/2022 (sau đây gọi tắt là Chiến lược).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến. Ảnh: TL.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến. Ảnh: TL.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chiến lược đã nêu rõ 5 quan điểm phát triển. Đồng thời khẳng định, nông nghiệp là lợi thế, nền tảng bền vững của quốc gia. Nông thôn là địa bàn phát triển kinh tế quan trọng, là nền tảng văn hóa, xã hội. Nông dân là lực lượng lao động và nguồn tài nguyên con người quan trọng.

Cần chuyển đổi tư duy sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường tạo giá trị cho sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Song song với đó, cần xây dựng nông thôn văn minh, có cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, hiện đại, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, phát triển môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 - 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 - 6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 - 6%/năm…

Để thực hiện được mục tiêu trên, Chiến lược đã đề ra những định hướng quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đó là, cần phải tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững; xây dựng các vùng chuyên canh đảm bảo tiêu chuẩn bền vững. Hình thành một số khu cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị ngành hàng. Phát triển mô hình nông nghiệp tiên tiến như nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, nông nghiệp giảm phát thải... Phát triển kinh tế nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Đầu tư phát triển khu, cụm dịch vụ ở nông thôn, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Chính thức hóa lao động phi chính thức ở nông thôn. Từng bước hình thành lực lượng nông dân chuyên nghiệp.

Nâng cấp và hiện đại hóa hạ tầng nông thôn, đổi mới nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với vùng miền; Phát triển bao trùm, đảm bảo công bằng phúc lợi xã hội ở nông thôn, lấy người dân nông thôn là chủ thể, trọng tâm phát triển, đảm bảo tiếp cận bình đằng các nguồn lực, dịch vụ xã hội, chủ động phòng chống rủi ro, thiên tai, dịch bệnh.

Xây dựng cộng đồng vững mạnh, củng cố truyền thống văn hóa tốt đẹp, quan hệ gắn kết cộng đồng, phát huy tinh thần tự chủ, tự hào, đoàn kết, cùng phát triển bản. Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan môi trường thích nghi biến đổi khí hậu.

Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp.

Nông nghiệp - điểm sáng trong bức tranh kinh tế 

Về kết quả thực hiện kế hoạch quý I/2022, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, giá trị gia tăng toàn ngành tăng 2,45% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó nông nghiệp tăng 2,35%, lâm nghiệp tăng 3,86% và thủy sản ước tăng 2,54%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 22,6 tỷ USD, tăng 6,3% so với quý I năm 2021; trong đó xuất khẩu đạt khoảng 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước khoảng 9,8 tỷ USD, giảm 3,5%; xuất siêu khoảng 3 tỷ USD, tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm trước.

3 tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt 1.863,6 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

3 tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt 1.863,6 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tính đến trung tuần tháng 3/2022, vụ lúa đông xuân, cả nước đã thu hoạch được 864,6 nghìn ha, năng suất trên diện tích thu hoạch đạt 71,2 tạ/ha.

Các địa phương ĐBSCL cũng đã hoàn thành thu hoạch lúa mùa 2021-2022 với diện tích đạt 170,6 nghìn ha, tăng 13,6%; năng suất đạt 49,4 tạ/ha, tăng 2,2 tạ/ha; sản lượng tăng khá và đạt 881,2 nghìn tấn, tăng 32,4% (tương đương 215,8 nghìn tấn).

Còn đối với vụ hè thu, các địa phương ĐBSCL đã xuống giống 236,4 nghìn ha, tăng 29,0% so với cùng kỳ năm trước; tập trung tại Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Hậu Giang.

Đối với cây lâu năm và cây ăn quả, sản lượng nhiều loại cây lâu năm chủ lực tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, một số cây có sản lượng giảm như: thanh long đạt 349,7 nghìn tấn (giảm 3,2%); chôm chôm đạt 32 nghìn tấn, giảm 3,4%;  điều đạt 210,7 nghìn tấn, giảm 16,6%.

Đối với ngành chăn nuôi, 3 tháng đầu năm, đàn lợn, đàn bò và đàn gia cầm tiếp tục phát triển tốt, sản lượng thịt hơi các loại đều tăng. Trong đó, đàn lợn ước tăng 4,2%, sản lượng thịt lợn hơi ước đạt 1.041 nghìn tấn, tăng 4,3%. Đàn gia cầm ước tăng 2,4%. Tổng sản lượng thủy sản đạt 1.863,6 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung quý I/2021, diện tích trồng rừng mới tập trung đạt 35,3 nghìn ha, tăng 12,0% so cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt hơn 3,1 triệu m3 gỗ, tăng 3,6% so cùng kỳ.

Hiện, cả nước có 5.683 xã/8.227 xã (69,1%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 33 xã so với tháng trước; có 581 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 225 đơn vị cấp huyện thuộc 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM.

"Mục tiêu tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp trong quý II/2022 khoảng 2,9-3%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 12-13 tỷ USD”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Xem thêm
ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai nữ sinh tử vong do đuối nước

2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ, đuối nước. Do khu vực hồ nước xa khu dân cư nên khi người dân phát hiện 2 em đã tử vong.

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...