| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Lạng Sơn tái cơ cấu, phát triển tốt trong năm 2023

Thứ Ba 19/12/2023 , 09:44 (GMT+7)

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, năm 2023, kinh tế phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,0%, trong đó nông lâm nghiệp tăng 6,55%.

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng của nông lâm nghiệp Lạng Sơn đạt 6,55%. Ảnh: Tùng Đinh.

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng của nông lâm nghiệp Lạng Sơn đạt 6,55%. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn, năm 2023, kinh tế phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,0%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 6,55%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,18%, dịch vụ tăng 6,77%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,39%.

Về cơ cấu kinh tế, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,74%; công nghiệp - xây dựng 23,58%; dịch vụ 47,44%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,24%. GRDP bình quân đầu người của tỉnh ước đạt 59,8 triệu đồng.

Tái cơ cấu nông nghiệp

Năm 2023, các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được tỉnh Lạng Sơn triển khai đồng bộ, toàn diện.

Các chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả.

Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được thực hiện đúng quy định, đã công nhận mới 34 sản phẩm OCOP, lũy kế có 128 sản phẩm đã được công nhận.

Tỉnh cũng duy trì theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp đã được hỗ trợ; hỗ trợ 5 chuỗi giá trị mới.

Tăng cường giám sát 172 mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; cấp mới 17 giấy xác nhận mã số vùng trồng tiêu thụ trong nước, diện tích 76,8ha; 6 mã cơ sở đóng gói, lũy kế toàn tỉnh có 201 vùng trồng được cấp mã số với diện tích 1.126,6ha, 13 cơ sở đóng gói thạch đen được chứng nhận.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Lạng Sơn, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp cơ bản đạt kế hoạch đề ra, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tiếp tục được mở rộng diện tích.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước thực hiện 92.611ha, đạt 97,45% kế hoạch, giảm 0,25% so với cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực có hạt 319,62 nghìn tấn, đạt 104,6% kế hoạch, tăng 3,2%.

Công tác thủy lợi, cung ứng giống, vật tư kịp thời đảm bảo phục vụ sản xuất; tình hình sâu, bệnh hại trên cây trồng ở mức độ thấp, không ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng.

Đàn gia súc, gia cầm phát triển cơ bản ổn định, tổng đàn trâu giảm, đàn bò, lợn và gia cầm tăng so với cùng kỳ. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được tăng cường, không phát sinh ổ dịch lớn.

Ngoài ra, diện tích nuôi thủy sản 1.210ha, đạt 100% kế hoạch, sản lượng khai thác 1.858,8 tấn, tăng 3,51%. Trồng rừng mới 9.828,5ha, đạt 109,2% kế hoạch, tăng 3% so với cùng kỳ; tỷ lệ che phủ rừng đạt 64,2%; kinh tế lâm nghiệp tiếp tục phát triển, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản tăng cao tạo thu nhập ổn định cho người dân.

Năm 2023, đã xảy ra 13 vụ cháy rừng, thiệt hại 10,97ha, tăng 11 vụ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tỉnh cũng chủ động triển khai các phương án phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, thường xuyên kiểm tra an toàn hồ đập để kịp thời có phương án ứng phó.

UBND tỉnh đã ban hành các văn bản để thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới; phân công cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ, hỗ trợ các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025, bước đầu phát huy hiệu quả.

Các cấp, các ngành đã chủ động, tích cực và có nhiều đổi mới trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Dự ước năm 2023 toàn tỉnh có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân đạt 14,08 tiêu chí/xã, tăng 1,16 tiêu chí/xã so với năm 2022; mỗi huyện xây dựng và quyết định công nhận được từ 2 - 3 khu dân cư kiểu mẫu.

Năm 2023, kinh tế cửa khẩu của Lạng Sơn hồi phục và tăng trưởng khá. Ảnh: Tùng Đinh.

Năm 2023, kinh tế cửa khẩu của Lạng Sơn hồi phục và tăng trưởng khá. Ảnh: Tùng Đinh.

Phát triển kinh tế cửa khẩu

Kinh tế cửa khẩu tiếp tục phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tỉnh đã triển khai lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đến năm 2030; điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu vực cửa khẩu chính Chi Ma, huyện Lộc Bình đến năm 2045; điều chỉnh cục bộ quy hoạch cửa khẩu Bình Nghi, huyện Tràng Định.

Kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu tiếp tục được đầu tư hoàn thiện; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Khu trung chuyển hàng hóa và Khu chế xuất 1.

Năm qua, Lạng Sơn đã triển khai thực hiện dự án “Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Khu hợp tác thương mại, du lịch Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc)” do Quỹ đặc biệt Hợp tác Mê Kông - Lan Thương viện trợ; trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và lối thông quan hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan.

Khôi phục kinh tế cửa khẩu

Tăng cường trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để thống nhất các chủ trương chung về hợp tác, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Năm 2023, Lạng Sơn đã khôi phục hoạt động thông quan trở lại tại cửa khẩu Na Hình, hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Chi Ma, nâng tổng số cửa khẩu hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 6 cửa khẩu. Tương đương với đó, lượng xe thông quan trung bình đạt khoảng 1.100 - 1.350 xe/ngày.

Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tăng mạnh so với năm 2022, ước thực hiện 4.780 triệu USD, đạt 125,8% kế hoạch, tăng 56,2%.

Xem thêm
Thủ tướng thăm Lào, chủ trì kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ

Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, thể hiện mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Điều tra việc đào bới trái phép mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát

Nơi an nghỉ của chúa Nguyễn Phúc Khoát bị kẻ xấu đào bới trái phép. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Về xứ Tuyên ở nhà trên núi

Nông thôn xứ Tuyên đang dần tìm lại bóng dáng làng xưa với niềm tự hào kiêu hãnh, cũng bởi lẽ đó nhiều khách phương xa muốn tìm về!