| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp một năm đầy bản lĩnh

Thứ Sáu 01/01/2021 , 16:32 (GMT+7)

2020 là một năm đầy thách thức, khó khăn nhưng cũng là một năm đầy bản lĩnh, thắng lợi toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành NN-PTNT năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021. Ảnh: Tùng Đinh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành NN-PTNT năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành NN-PTNT năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu đánh giá, chỉ đạo ngành NN-PTNT, Báo Nông nghiệp Việt Nam xin được lược đăng trong số báo đặc biệt này.

9 thành công

Trong suốt 5 năm qua tôi liên tục dành nhiều thời gian cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Năm ngoái Thủ tướng 17 lần dự các hội nghị, sự kiện của ngành nông nghiệp và năm nay, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng dự 31 lần.

2020 là một năm đầy thách thức, khó khăn nhưng cũng là một năm đầy bản lĩnh, thắng lợi toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn.

Trên thế giới hiện nay xấp xỉ 1 tỷ người bị đói, một số nước công nghiệp phải cứu trợ hàng triệu người. Nhìn cảnh những hàng xe xếp dài chờ đợi cứu trợ, xin xỏ, thực trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm ở nhiều nước cũng là điều để chúng ta suy ngẫm về vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam, niềm tự hào của chúng ta, trách nhiệm, phương hướng của chúng ta.

2020 là một năm thành công của ngành NN-PTNT với nhiều điểm sáng toàn diện. Nông nghiệp Việt Nam trong khó khăn đã một lần nữa cho thấy vai trò sống còn, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, một lần nữa khẳng định tiếp tục là bệ đỡ, là cứu cánh của nền kinh tế Việt Nam. Bệ đỡ đó đã đóng vai trò vô cùng quan trọng để kinh tế Việt Nam phát triển bình thường, tăng trưởng dương.

Thành công thứ nhất, Nông nghiệp Việt Nam năm 2020 đã thích ứng tốt với đại dịch Covid 19, với diễn biến bất thường của thời tiết, với thiên tai... Sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì phát triển, đảm bảo các nguồn cung ứng tiêu dùng cho 100 triệu dân và đặc biệt là phục vụ xuất khẩu. Tôi đánh cao ngành nông nghiệp Việt Nam đã hoàn thành 4 chỉ tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã giao trong bối cảnh như thế.

Thứ hai, trong một năm bão chồng bão, lũ chồng lũ, Bộ NN-PTNT với tư cách là cơ quan Thường trực Ủy ban Phòng, chống thiên tai đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác ứng phó, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Bất cứ nơi đâu đều có Bộ NN-PTNT, từ Bộ trưởng, các Thứ trưởng và nhiều lãnh đạo tổng cục, các đơn vị luôn luôn có mặt ở mọi mặt trận. Núi cao, rừng rậm, biển sâu, tất cả các đồng chí đều làm hết sức mình để lo cho dân.

Thứ ba, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ đã rất sát sao, đúng và trúng, đặc biệt đồng chí Bộ trưởng rất sâu sát, kịp thời tham mưu, kịp thời xử lý, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm, quyết liệt, kịp thời.

Thứ tư, công nghiệp chế biến nông sản được đẩy mạnh, thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là chế biến áp dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi, ứng dụng công nghệ 4.0... Chỉ trong một nhiệm kỳ chúng ta có 68 nhà máy chế biến được xây dựng, riêng năm 2020 là 18 nhà máy với hàng tỷ đô la được đầu tư ở khắp mọi miền. Nhờ chế biến sâu không chỉ nâng cao hiệu quả mà còn chủ động hơn trong sản xuất, ổn định hơn với tình hình thời tiết cực đoan.

Thứ năm, xây dựng nông thôn mới vượt kế hoạch đề ra, tăng cả số lượng và chất lượng. Không chỉ là cơ sở vật chất, hạ tầng mà quan trọng hơn là đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét, bộ mặt nông thôn đã thay đổi rất lớn.

Thứ sáu, công tác phát triển, mở cửa thị trường được đẩy mạnh, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương, đặc biệt trong việc mở rộng đối với các cơ quan ngoại giao ở Hà Nội của các nước để tiêu thụ nông sản Việt Nam. Tôi muốn nhắc lại, phải làm thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ. Anh đặt hạt giống xuống phải biết sản phẩm tiêu thụ ở đâu, không thể cứ đi sản xuất những thứ mà người ta không cần.

Thứ bảy là phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là các công trình tưới tiêu, các công trình hồ đập. Tôi đi vào Bến Tre, một tỉnh sông nước chằng chịt như thế nhưng đến năm 2022 - 2023 sẽ được ngọt hóa toàn tỉnh. Đặc biệt trong thành công thứ bảy này là việc chú trọng xây dựng hoàn thiện thể chế, nhất là những thể chế đầu vào, đầu ra của nông nghiệp.

Thứ tám là một tinh thần tiến công cách mạng, đoàn kết thống nhất, quyết tâm của toàn ngành NN-PTNT. Tôi đã thấy trong từng đồng chí lãnh đạo Bộ NN-PTNT xông pha trận mạc trên mọi mặt trận, nông nghiệp, nông thôn phải như vậy, chịu thương, chịu khó.

Thứ chín, công tác đào tạo nguồn nhân lực trên tinh thần tăng cường năng lực khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của ngành nông nghiệp bắt đầu được suy nghĩ. Tôi đánh giá cao công tác chuẩn bị của các đồng chí đối với vấn đề lớn này.

Tôi trân trọng biểu dương, đánh giá cao Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các địa phương, các cấp, các ngành có liên quan, cộng đồng doanh nghiệp đã vượt khó, đổi mới sáng tạo, đóng góp quan trọng của thành tích chung của cả nước. Đặc biệt là bà con nông dân đã chịu thương, chịu khó, vượt qua thiên tai, lũ dữ, bão lớn, dầm mưa dãi nắng để cùng Chính phủ, cùng các bộ, ngành vượt qua khó khăn đi đến thành công.

2020 là một năm thành công của ngành NN-PTNT với nhiều điểm sáng toàn diện. Ảnh: Tùng Đinh.

2020 là một năm thành công của ngành NN-PTNT với nhiều điểm sáng toàn diện. Ảnh: Tùng Đinh.

Phát triển toàn diện, đáp ứng mong mỏi nhân dân

Tất nhiên là NN-PTNT chúng ta vẫn còn những nỗi lo. Tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa thực sự bền vững, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản còn nhiều bất cập so với yêu cầu sản xuất quy mô lớn... Chênh lệch khoảng cách giàu nghèo, môi trường nông thôn còn nhiều vấn đề bất cập. Thu nhập và đời sống người nông dân vẫn còn thấp so với khu vực thành thị, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động của chúng ta còn cao…

Chính vì vậy tôi đề nghị ngành NN-PTNT có cơ chế, chính sách để phát triển nông nghiệp. Từ cơ chế, chính sách đất đai, tín dụng, thị trường... để xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hơn nữa.

Tập trung thực hiện kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Tôi nhất trí ý kiến của Bộ NN-PTNT, cần bố trí vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 cho ngành nông nghiệp, phấn đấu đạt chỉ tiêu 5 năm sau cao gấp đôi 5 năm trước như định hướng tại Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 26/2012/QH13 của Quốc hội.

Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, trong đó ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin nhằm hình thành nền sản xuất nông nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, nhất là chuỗi giá trị thu hút mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian tới.

Tôi rất hoan nghênh ngành NN-PTNT đã rất đúng hướng đối với vấn đề thị trường xuất khẩu nhưng yêu cầu ngành NN-PTNT, các địa phương, những nhà sản xuất nông nghiệp chú trọng hơn nữa thị trường trong nước. Tiếp tục xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp để chiếm lĩnh thị trường, triển khai chương trình đưa hàng hóa từ nông thôn vào thành thị. Theo dõi chặt chẽ, diễn biến thời tiết thiên tai, chủ động sản xuất với dự báo tốt hơn, sẵn sàng ứng phó kịp thời. Xây dựng nông thôn mới phải được tập trung hơn nữa.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam có truyền thống vượt khó trong kháng chiến, trong xây dựng đất nước. Với truyền thống ấy, tôi tin rằng chúng ta sẽ xây dựng một đất nước nước có nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Nông dân sẽ ngày càng giàu có hơn, nông thôn sẽ ngày càng văn minh, phồn vinh, thân thiện và đáng sống hơn. Đó chính là nông dân, nông nghiệp của Việt Nam của chúng ta. Mong mỏi của tôi như thế, chúng ta cùng đoàn kết cùng phát triển, đồng tâm, hiệp lực, hỗ trợ để ngành NN-PTNT phát triển toàn diện, đáp ứng mong mỏi của người dân.

Mục tiêu năm 2021

Về kế hoạch năm 2021, tôi xin nhấn mạnh, hãy biến nguy cơ thành thời cơ. Đến thời điểm này chúng ta đã có 14 Hiệp định Thương mại tự do FTA, thị trường được mở ra, đó là thời cơ rất lớn. Tôi đồng ý với đề xuất gỡ thể chế để chúng ta vươn lên, tiếp tục tìm thị trường để ổn định đầu ra trước khi đặt vấn đề sản xuất, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, tận dụng tốt cơ hội, nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Năm 2021 GDP ngành NN-PTNT phải giữ được tăng trưởng 3%, kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tỷ lệ che phủ rừng đạt mức 42%, nông thôn mới đạt trên 70%, ít nhất 200 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ nông thôn sử dụng nước sạch 91 %... Mục tiêu đến năm 2025 có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập của người nông dân tăng gấp 1,5 lần hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo vùng nông thôn miền núi còn dưới 5%.

Thủ tướng mong muốn năm 2021 sẽ thành lập mới 2.000 hợp tác xã nông nghiệp nâng tổng số lên 20.000 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó trên 16.500 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm