| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp sẽ về đích ngoạn mục, xứng đáng là bệ đỡ nền kinh tế

Thứ Sáu 29/09/2023 , 12:02 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, sau 9 tháng tăng trưởng của ngành nông nghiệp rất cao, ước đạt 3,66%, cho thấy cơ hội ngành sẽ về đích ngoạn mục.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ NN-PTNT vào sáng 29/9. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ NN-PTNT vào sáng 29/9. Ảnh: Tùng Đinh.

Sáng 29/9, Bộ NN-PTNT tổ chức họp báo thường kỳ, trao đổi về chỉ số tăng trưởng, giá trị xuất khẩu và một số vấn đề của ngành nông nghiệp mà báo chí quan tâm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì họp báo.

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, theo thống kê của các cơ quan chuyên môn, sau 9 tháng, tăng trưởng của ngành nông nghiệp ước đạt 3,66% so với cùng kỳ, đây là con số rất ấn tượng, cho thấy được sự nỗ lực của toàn ngành trong thời gian qua trước bối cảnh có nhiều khó khăn. Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh đến sự quan tâm, vào cuộc sát sao của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ với hoạt động của ngành nông nghiệp.

Riêng về giá trị xuất khẩu, sau 3 quý của năm, giá trị xuất khẩu nông sản đạt gần 38,5 tỷ USD, tăng đến 22% so với cùng kỳ năm 2022 với nhiều mặt hàng tăng trưởng vượt bậc trong tháng 9, ví dụ như rau quả, gạo, hạt điều... Cụ thể, ở nhóm nông sản, đóng góp lớn nhất là xuất khẩu rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng 71,8%; xuất khẩu gạo đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4%.

Về thị trường, 9 tháng năm 2023, giá trị xuất khẩu nông sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 18,71 tỷ USD, tăng 4,9%; châu Mỹ 8,73 tỷ USD, giảm 22,5%; châu Âu 4,17 tỷ USD, giảm 11,2%; châu Phi 809 triệu USD, tăng 18,8%. Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất, trong đó giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,1%, tăng 13,8%; Mỹ chiếm 20,7%, giảm 22,6% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 7,7%.

Các mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu tăng đột biến trong tháng 9/2023. Ảnh: Tùng Đinh.

Các mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu tăng đột biến trong tháng 9/2023. Ảnh: Tùng Đinh.

Trước bối cảnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng: “Thời gian qua, chúng ta ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành, trong đó, các lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng tham gia rất nhiều vào công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường”.

“Bộ NN-PTNT sẽ tập trung các giải pháp trọng tâm để có thể về đích cả về tỷ lệ tăng trưởng và giá trị xuất khẩu”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Bổ sung thêm cho ý kiến này, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT) cho rằng, nếu duy trì được nhịp độ tăng trưởng hiện nay, cuối năm ngành nông nghiệp có thể tăng trưởng đến 3,4% và giá trị xuất khẩu đạt khoảng 54 tỷ USD sau sự bứt phá trong tháng 9.

Ở phần hỏi đáp, trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng xuất khẩu rau vụ đông, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, vụ đông là vụ rau rất đặc biệt của Việt Nam với giá trị kinh tế cao do tập trung hoàn toàn vào sản xuất hàng hóa, ngoài đáp ứng nhu cầu nội tiêu còn phục vụ mục tiêu xuất khẩu sang một số thị như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia…

“Năm nay, Trung Quốc gặp nhiều điều kiện thời tiết bất thuận cho sản xuất rau nên Cục Trồng trọt đã có kế hoạch sản xuất phù hợp trước cơ hội này cho các sản phẩm rau vụ đông. Trong đó, diện tích rau vụ đông duy trì ở 380.000ha với tỷ lệ rau ấm và rau lạnh là 1:1 để đảm bảo cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”, ông Nguyễn Như Cường cho biết thêm.

Lãnh đạo Cục Trồng trọt khẳng định, bên cạnh các doanh nghiệp, các cơ quan chuyên môn sẽ tích cực phối hợp với địa phương để tháo gỡ khó khăn (nếu có) để đẩy mạnh xuất khẩu rau vụ đông sang thị trường Trung Quốc.

Liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo thêm, mọi điều kiện đã có, cơ hội cũng đã có nên cần nắm chắc thời cơ, triển khai sản xuất phù hợp, tránh rủi ro cho bà con.

Trả lời báo giới về vấn đề IUU và chuyến kiểm tra của Ủy ban châu Âu - EC trong tháng 10, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh, cùng với đó là các quy định về pháp luật cũng đã hoàn thiện. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay của IUU đó là vi phạm ở vùng biển nước ngoài, đây là yếu tố quyết định đến việc có gỡ được thẻ vàng IUU hay không.

Lý giải thêm về vấn đề này, ông Trần Đình Luân cho biết, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự chênh lệch giữa các địa phương, có nơi làm tốt, có nơi không cương quyết, ngại va chạm. Bên cạnh đó, thiếu sót trong ghi chép nhật ký, quản lý tàu ra vào nên cần tiếp tục kiểm soát, đẩy mạnh công tác ghi chép nhật ký, theo dõi hành trình cho các tàu cá. Ngoài ra, các địa phương cũng cần tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền và mạnh tay trong thanh tra xử phạt.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hải Phòng khai trương dự án Chính quyền số

HẢI PHÒNG Chiều 21/11, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khai trương Dự án ‘Chính quyền số’ để chào mừng ngày chuyển đổi số quốc gia 2024.