| Hotline: 0983.970.780

Ưu tiên xây dựng thương hiệu cho nông sản, thực phẩm tại thị trường CPTPP

Thứ Năm 28/09/2023 , 19:38 (GMT+7)

Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn đã ký được những hợp đồng bán gạo với giá lên tới 1.000 - 1.500 USD/ tấn.

Các diễn giả tại Tọa đàm Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP đều cho rằng dư địa cho sản phẩm Việt còn rất lớn.

Các diễn giả tại Tọa đàm Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP đều cho rằng dư địa cho sản phẩm Việt còn rất lớn.

Tăng trưởng xen lẫn thách thức

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 14/01/2019. Riêng với 3 thị trường Canada, Mexico và Peru, nơi mà Việt Nam chưa ký các FTA trước khi CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng ấn tượng.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương đánh giá, kể cả trong thời gian Covid-19 hay thời kỳ có những biến động về địa chính trị trên thế giới, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Canada và Mexico luôn ở hai chữ số.

"Thặng dư thương mại mà Việt Nam có được từ hai thị trường này thường chiếm từ 1/3 cho đến 1/2 thặng dư thương mại của các quốc gia. Với Peru, có những năm tăng trưởng lên đến 3 chữ số. Đấy là những điểm chúng ta cần hết sức ghi nhận", ông Khanh bày tỏ.

Cho rằng dư địa tại các thị trường CPTPP còn rất lớn, lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên khuyến cáo doanh nghiệp tập trung làm hình ảnh, xây dựng thương hiệu Việt Nam. Ông thông tin thêm, rằng người tiêu dùng tại các quốc gia này hầu hết đều biết tiếng cà phê Việt Nam, gạo Việt Nam, nhưng chỉ ghi nhận một vài sản nông sản nổi tiếng như gạo ST25 thương hiệu An An của Tập đoàn Tân Long.

"Những nông sản thế mạnh khác chưa xuất hiện nhiều trên các kệ siêu thị, nhất là tại các thị trường mới", ông Khanh nói.

Những mặt hàng như thủy sản, rau quả... có mức tăng trưởng ấn tượng tại các nước CPTPP.

Những mặt hàng như thủy sản, rau quả... có mức tăng trưởng ấn tượng tại các nước CPTPP.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, 5 năm sau khi thực thi CPTPP xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng hơn gấp đôi, đạt gần 10 tỷ USD vào năm 2022.

Việt Nam hiện trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ bảy của Canada và Canada cũng là nước chúng ta có thặng dư thương mại rất lớn, lên đến hơn 9 tỷ USD. Đây là thị trường "tỷ đô" tăng trưởng cao nhất trong nhóm thực thi CPTPP.

Có nhiều tín hiệu tích cực, nhưng bà Quỳnh cũng chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục. Chẳng hạn, gần 60% sản phẩm của Việt Nam đáng lý được hưởng thuế CPTPP bằng 0% nhưng doanh nghiệp trong nước chưa tận dụng được. Ngoài ra, nhóm sản phẩm có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn chủ yếu nằm ở khu vực FDI, đã có thương hiệu sẵn. Còn nhóm sản phẩm nội địa vẫn chủ yếu xuất khẩu thô hoặc gia công.

Xây dựng thương hiệu lên tầm quốc gia

Hoa Kỳ và Canada, hai quốc gia thực thi CPTPP, là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Công ty cổ phần Sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam Vinasamex, theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Huyền.

Bà Huyền đánh giá, nhìn chung Hoa Kỳ và Canada có yêu cầu cao với sản phẩm quế hồi, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới phát triển bền vững. Do đó, Vinasamex đã tập trung xây dựng chuỗi giá trị, đào tạo người nông dân sản xuất xanh, hữu cơ, tuần hòa, đồng thời chủ động đăng ký những chứng nhận quốc tế.

"Chứng nhận quốc tế như tấm giấy thông hành giúp nông sản của chúng tôi có thể bán được tại các thị trường khó tính. Con đường đó giúp cho chúng tôi nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm, bán được với giá trị cao hơn và từng bước khẳng định thương hiệu quế hồi và gia vị Việt Nam trên thị trường quốc tế", bà Huyền bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Huyền chia sẻ về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu tại tọa đàm do Tạp chí Công thương tổ chức.

Bà Nguyễn Thị Huyền chia sẻ về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu tại tọa đàm do Tạp chí Công thương tổ chức.

Nhờ những cách làm này, quế hồi Việt Nam từ chỗ khách hàng không hề biết vào năm 2007, giờ đã đảm bảo được sức cạnh tranh so với những thị trường khác. Bên cạnh đó, những nông dân sản xuất trực tiếp quế hồi (khoảng 90% là đồng bào dân tộc tại các tỉnh miền núi) cũng được hưởng lợi.

Vinasamex là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu quế, hoa hồi, các gia vị hữu cơ tới hơn 20 thị trường lớn như là Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Để nâng cao giá trị hơn nữa, bà Huyền đồng tình với ý kiến của ông Khanh và bà Quỳnh, rằng các sản phẩm xuất khẩu cần tập trung xây dựng thương hiệu. 

"Khi đi các hội chợ quốc tế, tôi thấy các gian hàng quốc tế rất chuyên nghiệp. Họ bán sản phẩm với nhãn hiệu, bao bì đẹp mắt. Đó là điều chúng tôi phải làm tiếp theo, cũng là lý do mà bước chuyển mình trong giai đoạn tới của chúng tôi sẽ làm sâu hơn. Bằng mọi giá, chúng tôi phải mang được những sản phẩm dưới thương hiệu trực tiếp của công ty mình vào tất cả các siêu thị quốc tế", bà nhấn mạnh.

Theo đánh giá của Brand Finance, một tổ chức định giá thương hiệu toàn cầu, thương hiệu quốc gia Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng giá trị mạnh nhất thế giới thời gian qua, bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 hay các xung đột chính trị.

Trong giai đoạn 2019 - 2022, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã tăng 74%. Năm 2023, nước ta xếp hạng 33/121 quốc gia được Brand Finance xếp hạng.

Bà Trịnh Huyền Mai, Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại chia sẻ, Bộ Công thương đã lựa chọn ưu tiên ngành nông sản, thực phẩm để xây dựng thương hiệu trên trường quốc tế. Cụ thể gồm lúa gạo, thủy sản, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè, mật ong và dừa. Đây đều là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam trong nhiều năm, đủ sức gia tăng thị phần tại thị trường CPTPP nói riêng và toàn cầu nói chung.

Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương thông tin, một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn tại Việt Nam đã ký được những hợp đồng bán gạo với giá lên tới 1.000 - 1.500 USD/ tấn, tương đương gấp hơn hai lần so với bán theo giá gia công. Giá gạo này, khi vào các siêu thị tại thị trường CPTPP, tăng khoảng 3 lần, và có thể đạt ngưỡng 4.500 USD/tấn, nghĩa là cao gấp 9 lần so với giá bán thông thường.

Xem thêm
Bức tranh thị trường chè thế giới, Việt Nam có ghi dấu?

Đổi mới và 'cao cấp hóa' là chìa khóa mở rộng thị trường vì người tiêu dùng đang thay đổi nhu cầu theo hướng chè đặc sản và các sản phẩm chất lượng cao.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Cao su Chư Prông tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ

Trong 2 ngày 30-31/10, tại Nông trường Cao su Thanh Bình, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông đã tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2024.

Dự án căn hộ Conic Boulevard có giá khoảng 37 triệu đồng/m2

Dự án Conic Boulevard gồm khu dân cư và căn hộ cao tầng với quy mô 5,3ha, tọa lạc tại đường Huỳnh Bá Chánh, thị trấn Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.

Bình luận mới nhất