| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Tuyên Quang đã có những bước tiến vững chắc

Thứ Hai 04/02/2019 , 14:30 (GMT+7)

Năm 2018, giá trị tổng sản phẩm nông lâm nghiệp thủy sản theo giá hiện hành đạt 6.823 tỷ đồng, chiếm 25,5% cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng 4,15% so với năm 2017...

Dù còn nhiều khó khăn, thách thức song với tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung, quyết liệt, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, cùng với sự nỗ lực, cố gắng, đồng thuận của cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, năm 2018 bức tranh nông nghiệp Tuyên Quang đã có nhiều khởi sắc.
 

Nông nghiệp dần khẳng định vị thế

Tỉnh Tuyên Quang xác định nông, lâm nghiệp là thế mạnh lâu dài, là lợi thế, cơ hội để người dân thoát nghèo bền vững làm giàu hiệu quả. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020) xác định, phát triển nông, lâm nghiệp hàng hoá hiệu quả, bền vững, tập trung một số sản phẩm chủ lực là một trong ba khâu đột phá của cả nhiệm kỳ.

16-56-13_1
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang tham quan mô hình chè tại xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết, nông nghiệp Tuyên Quang đã có nhiều khởi sắc. Các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn đã được hình thành và có sự chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với nhu cầu thị trường.

Năm 2018, giá trị tổng sản phẩm nông lâm nghiệp thủy sản theo giá hiện hành đạt 6.823 tỷ đồng, chiếm 25,5% cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng 4,15% so với năm 2017. Những cây trồng chủ lực là thế mạnh của tỉnh tiếp tục khẳng định được hiệu quả kinh tế, như: cây cam cho tổng sản lượng trên 80.800 tấn, thu nhập bình quân đạt 114,3 triệu đồng/ha, chiếm 21,6% giá trị sản xuất trồng trọt; cây chè cho tổng sản lượng hơn 65.000 tấn, giá trị sản xuất chiếm 7,64% giá trị sản xuất trồng trọt; cây mía cho tổng sản lượng 600.000 tấn, chiếm 10% giá trị sản xuất trồng trọt của tỉnh…

Chủ động liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh triển khai hiệu quả chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đã mời gọi, thu hút đầu tư 24 dự án phát triển sản xuất, chế biến nông lâm sản, với tổng số vốn cam kết trên 5.766 tỷ đồng; trong đó một số nhà đầu tư lớn, như: Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa, công suất 130.000 tấn bột giấy và 150.000 tấn giấy/năm; Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam đầu tư Tổ hợp sản xuất giống, quy mô 3.200 lợn nái bố mẹ, 20.000 lợn thương phẩm, 20.000 lợn hậu bị, 46.112 con giống/năm; Công ty cổ phần Hồ Toản đầu tư Trang trại bò sữa, quy mô 1.000 con bò sữa; Công ty TNHH Trường Thọ Việt Nam đầu tư Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm; Công ty cổ phần Woodsland đầu tư Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu, công suất 150.000 m3/năm; đã phê duyệt chủ trương Công ty cổ phần Tập đoàn TH đầu tư Trang trại 20.000 con bò sữa và Nhà máy sữa công nghệ cao 300 tấn sản phẩm/ngày.
 

Nâng cao chất lượng, thương hiệu Nông sản Tuyên Quang

Toàn tỉnh hiện có 42 sản phẩm được cấp nhãn hiệu hàng hóa; tỉnh đang hoàn thiện hồ sơ chỉ dẫn địa lý cho Cam sành Hàm Yên. Hiện nay, một số nông sản đã có nhãn hiệu, đang từng bước khẳng định thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, như: Chè Bát Tiên Mỹ Bằng, Mật ong Tuyên Quang được “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2017”; cá lăng, chè đặc sản Vĩnh Tân được bình chọn danh hiệu “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam 2017”; bưởi Xuân Vân đứng Top 10 Thương hiệu - Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2018…

Quả cam sành Hàm Yên được lọt “Top 50 trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam”, được xếp hạng vào “Top 10 thương hiệu - nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam”.  Hiện toàn tỉnh có 8.634 ha cam, trong đó có trên 400 ha cam trồng theo quy trình VietGAP. Nhờ áp dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng người nông dân đến mục tiêu sản xuất nông sản sạch, hiện đã có hơn 1.000 hộ trồng cam thu lãi từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng.
 

Phát huy lợi thế lâm nghiệp

Từ những năm trước đây cho tới giai đoạn hiện nay tỉnh Tuyên Quang luôn xác định muốn bảo vệ và phát triển được rừng phải đảm bảo cuộc sống cho người dân, nghề rừng phải góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống, rừng phải có chủ thực sự.

Xuất phát từ chủ trương đó để bảo đảm diện tích rừng đều có chủ, từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã điều chỉnh hợp lý quy hoạch phân 3 loại rừng (rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất) phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; việc phân định, cắm mốc ranh giới được thực hiện trên thực địa làm cơ sở để thực hiện giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để quản lý, bảo vệ và trồng rừng.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 448.680 ha, trong đó diện tích rừng hiện có 420.890 ha, tỷ lệ che phủ của rừng 64,9%. Tổng sản lượng khai thác gỗ rừng trồng hàng năm đạt trên 800.000 m3, chiếm trên 23% sản lượng khai thác toàn vùng.

Năm 2018, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt trên 1.064 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2017. Với khoảng 200.000 ha rừng sản xuất, trong đó rừng được cấp chứng chỉ FSC là trên 19.787 ha, chiếm gần 10% tổng diện tích rừng sản xuất của tỉnh (so với mức bình quân toàn quốc khoảng 4%). Đây là cơ hội để Tuyên Quang thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào ngành sản xuất, chế biến gỗ. Rừng được cấp chứng chỉ FSC cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 15 đến 25 triệu đồng/ha.

Tỉnh đang xây dựng 03 nhà máy, nâng tổng số lên 08 nhà máy với tổng nhu cầu gỗ nguyên liệu trên 1.000.000 m3/năm; đến năm 2020, dự kiến nhu cầu nguyên liệu gỗ cho chế biến khoảng trên 2.300.000 m3/năm, trong những nhà máy lớn nhất cả nước có Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa 1.300.000 m3/năm và các nhà máy chế biến gỗ khác như: Nhà máy chế biến gỗ của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang 680.000 m3/năm; Nhà máy sản xuất đũa Phúc Lâm huyện Chiêm Hóa 10.000 m3/năm; Nhà máy sản xuất đũa tre, giấy đế và bột giấy huyện Ha Hang 25.000 m3/năm; Nhà máy chế biến gỗ Chiêm Hóa 200.000 m3/năm; Nhà máy ván ép nhân tạo MDF 120.000 m3/năm; Nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu 160.000 m3/năm; Nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần gỗ Đông Dương 20.000 m3/năm; Nhà máy sản xuất viên gỗ nén 12.000 m3/năm; cùng với hoạt động của trên 300 cơ sở chế biến gỗ, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương; phấn đấu đến năm 2025, Tuyên Quang trở thành trung tâm chế biến gỗ lớn của cả nước gắn với phát triển vùng nguyên liệu bền vững.

Thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động 5 công ty lâm nghiệp, trong đó tỉnh đã cổ phần hóa 1 công ty, chuyển đổi 4 công ty thành công ty TNHH hai thành viên. Đáng chú ý là năm 2018, Công ty Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi là một trong những đơn vị đầu tiên của ngành lâm nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Các công ty lâm nghiệp còn lại tiếp tục khẩn trương hoàn thiện điều lệ tổ chức hoạt động; tổ chức họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất và đăng ký kinh doanh chuyển đổi; thực hiện phương án cổ phần hóa đảm bảo chặt chẽ, chính xác và đúng quy định hiện hành của Nhà nước...
 

Hướng tới phát triển bền vững

Để nông nghiệp Tuyên Quang tiếp tục phát triển bền vững, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; trong đó tập trung xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025; Đề án phát triển chăn nuôi đàn trâu đến năm 2025; Đề án phát triển thủy sản đến năm 2025; Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông lâm nghiệp, triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”; hướng dẫn mỗi huyện, thành phố tập trung phát triển từ 1-2 sản phẩm; xã, phường, thị trấn tập trung phát triển ít nhất một sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; phát triển chuỗi giá trị ngành hàng theo hình thức nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ cung ứng các dịch vụ công, các doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm...

Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp Tuyên Quang giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng giúp tỉnh hoàn thành thắng lực mục tiêu đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.

(Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang)

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm