Cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt
Năm 2011, Bình Định bắt đầu triển khai xây dựng NTM. Là tỉnh nghèo nên trong giai đoạn này điều kiện kinh tế-xã hội ở các vùng nông thôn Bình Định còn nhiều khó khăn, nhất là đối với 3 huyện thuộc diện 30a. Lúc này, nhìn đâu cũng không thấy dấu hiệu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đổi mới phương thức sản xuất trong nông nghiệp ở các địa phương cũng chưa khởi sắc. Sản xuất vẫn còn tồn tại hình thức nhỏ lẻ, phân tán.
Bức tranh nông thôn Bình Định khi ấy buồn bã lắm. Giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa ở các địa phương chưa phát triển thì làm sao phát triển kinh tế, đời sống dân sinh làm sao khỏi khó khăn. Khi triển khai xây dựng NTM, Bình Định gặp thêm 1 vướng mắc lớn là tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước của đa số người dân. Sự tự nguyện tham gia đóng góp của người dân vào xây dựng NTM còn hạn chế.
Xác định, nếu cả hệ thống chính trị không vào cuộc để tạo sự đồng thuận trong toàn dân thì
“Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại Bình Định giai đoạn 2011-2020, gồm: Ngân sách Trung ương: 4.011,338 tỷ đồng (chiếm 4,46%), gồm: ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp là 1.193,66 tỷ đồng; ngân sách lồng ghép, hỗ trợ có mục tiêu 2.817,68 tỷ đồng; ngân sách địa phương 6.926,66 tỷ đồng; vốn tín dụng 77.011,6 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, HTX đóng góp 655,7 tỷ đồng; vốn huy động từ cộng đồng dân cư 1.587,54 tỷ đồng”.
nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn khó hoàn thành, nên Tỉnh ủy Bình Định đã nhanh chóng ban hành Chương trình hành động về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020. Theo đó, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ban hành kế hoạch nhằm cụ thể hóa việc triển khai. Nhiệm vụ xây dựng NTM được xác định rõ trong Nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Quyết liệt hơn, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp tỉnh được Tỉnh ủy Bình Định chỉ đạo phải bám sát địa bàn, trực tiếp chỉ đạo các xã điểm và các xã phải hoàn thành xây dựng chương trình giai đoạn 2011-2020. Các Sở, ban, ngành, hội đoàn thể trong tỉnh được chỉ đạo phụ trách, hỗ trợ các xã xây dựng NTM.
Để lộ trình xây dựng NTM hanh thông, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định khẩn trương ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách, kế hoạch thực hiện. Chương trình hành động về xây dựng NTM ra đời. Bình Định đồng thời ban hành định mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; quy định cơ chế đầu tư đặc thù đối với công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM; ban hành bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM, xã NTM nâng cao; bộ tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu; chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn; kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)…
“Trong quá trình triển khai xây dựng NTM, Bình Định đã tổ chức 121 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở tại 121 xã xây dựng NTM trong tỉnh với 6.100 người tham gia. Tổ chức 243 lớp đào tạo, bồi dưỡng theo các chuyên đề NTM với 16.577 cán bộ huyện, xã, thôn, HTX tham gia. Tổ chức 6 đợt tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM tại các tỉnh trên cả nước”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết.
“Phong trào xây dựng NTM trên địa bàn Bình Định được thực hiện thành công trong suốt 10 năm qua là nhờ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm công tác nâng cao năng lực cho cán bộ làm NTM các cấp. Công tác này được thực hiện theo khung Chương trình tập huấn xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020 do Bộ NN-PTNT ban hành. Hàng năm, Văn phòng điều phối cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, thôn”, ông Trần Văn Phúc cho hay.
Diện mạo mới của nông thôn Bình Định
Sau khi Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Bình Định tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Tỉnh Bình Định chung sức xây dựng NTM”, khí thế thi đua của phong trào lập tức sôi nổi trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Quyết liệt lắm, người người, mọi cơ quan ở Bình Định đều tham gia xây dựng NTM. Cụ thể là trong giai đoạn 2010-2020, Hội Phụ nữ tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện tiêu chí xây dựng gia đình 5 không 3 sạch; thành lập tổ tự quản vệ sinh môi trường tại các thôn; mô hình đoạn đường phụ nữ tự quản, gia đình thân thiện với môi trường. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cũng có những đóng góp thiết thực, tham gia xây dựng NTM tại nhiều xã trong tỉnh.
Tỉnh đoàn Bình Định thì huy động từ các nguồn xã hội hóa, triển khai xây dựng cầu nông thôn; huy động nguồn lực thực hiện nhiều công trình như: Trường đẹp cho em; tham gia làm đường giao thông nông thôn. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định triển khai cuộc vận động vì người nghèo; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển sản xuất và kêu gọi các doanh nghiệp, công đồng dân cư chung tay xây dựng NTM…
Đến nay, trên địa bàn Bình Định đã có 4 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ NTM. Trong đó, TX Hoài Nhơn, TX An Nhơn, TP Quy Nhơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM; riêng huyện Tuy Phước đã đượC UBND tỉnh trình Bộ NN-PTNT xem xét thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020.
Số tiêu chí bình quân của những xã đạt chuẩn NTM tính đến tháng 3/2021 là 17,3 tiêu chí/xã, trong khi chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho Bình Định đến năm 2020 chỉ là 16,7 tiêu chí/xã. Vượt khó, sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Bình Định đã có cú “vượt chỉ tiêu” ngoạn mục.
“Đến nay, trên địa bàn Bình Định có 91 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP; trong đó 71 tổ chức kinh tế với 81 sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó có 5 sản phẩm có tiềm năng đạt hạng 5 sao, 11 sản phẩm 4 sao và 65 sản phẩm 3 sao.
Thông qua chương trình OCOP, các sản phẩm đã có nhiều chuyển biến về hình thức lẫn chất lượng, bộ nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất. Thị trường bán sản phẩm trước đây chủ yếu là trong huyện, xã và bán cho các thương lái, nhưng nay thị trường tiêu thụ đã được mở rộng, nhiều sản phẩm đã vươn xa đến nhiều tỉnh, thành khắp cả nước”, ông Phúc phấn khởi cho biết.
“Giai đoạn 2021-2025, Bình Định sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện hết sức cụ thể, sát với tình hình thực tế; nhất là giải pháp hỗ trợ các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa xây dựng NTM và một số nội dung của chương trình còn đạt tỷ lệ thấp, để từng bước hoàn thành tiêu chí xã NTM và giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, Bình Định sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng HTX tiên tiến, kiểu mẫu, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại gắn với xây dựng NTM. Tổ chức phát triển sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị, thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, tiếp tục phát triển liên kết 4 nhà, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phù hợp điều kiện sản xuất an toàn, có thị trường tiêu thụ ổn định nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, kết hợp xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa”, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.