| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn, mảnh đất quý cho nhà văn

Thứ Năm 15/05/2014 , 17:24 (GMT+7)

Nông thôn bây giờ là một cộng đồng kiểu mới, đặt ra nhiều thách thức, xung đột và bi kịch. Đó là “mảnh đất” rất quý cho các nhà văn khai thác.

Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng NTM" thời gian qua đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Đó là cơ sở đề Bộ NN-PTNT ký kết chương trình phối hợp xây dựng và phát triển văn học đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 với Hội Nhà văn Việt Nam.

Chúng tôi đã làm được 3 việc nổi bật kể từ sau khi kí văn bản phối hợp giữa Bộ NN-PTNT và Hội Nhà văn Việt Nam trong việc vận động sáng tác văn học về đề tài tam nông.

Trước hết, chúng tôi đã tổ chức được một cuộc hội thảo mang quy mô toàn quốc về văn học gắn liền với đề tài tam nông tại An Giang. Chúng tôi không chỉ nói về vấn đề tam nông đơn thuần mà chúng tôi muốn tập trung vào vai trò của tam nông trong vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.

Chúng ta nói, thành thị hóa nông thôn, thì chúng ta phải lường trước được việc đó có lợi hay có hại. Chúng ta đưa tiến bộ kĩ thuật, đưa trình độ của xã hội tiên tiến vào nhưng mà nếu đưa nếp sống của thành thị, cơ cấu của thành thị vào thì sẽ phá vỡ hết toàn bộ văn hóa, lễ tục, lễ nghi của nông thôn.

Nông thôn của chúng ta vẫn cần có tiến bộ kĩ thuật để bắt kịp với xu thế SX, xu thế kinh tế, tuy nhiên văn hóa và văn minh là khác nhau.

Văn hóa là tâm hồn con người, văn minh là trình độ phát triển. Khoa học kĩ thuật tiến bộ đến đâu thì văn minh phát triển đến đấy.

Văn minh là mặt cắt của xã hội nhưng văn hóa là một chiều dọc, có gốc, có ngọn và đặc biệt là chiều sâu, nhân cách, tâm hồn của con người. Hội thảo đó đã đặt ra cho các cây viết, tác giả rằng, chủ thể là nông dân, tiếp đó là đề tài về văn hóa trong không gian nông thôn.

Chúng tôi cũng đã tổng kết và trao giải thưởng lần 1 trong năm 2011, ở sự kiện này, chúng tôi trao cho những tác giả đã có thành tựu. Đó là ân nghĩa. Mình vừa tạo cái mới nhưng mình sẽ không bao giờ quên những thành tựu cũ.

Tiếp đó, trong 3 năm 2011-2013, chúng tôi đã phối hợp để đưa hơn 100 nhà văn đi thực tế ở các vùng nông thôn Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ các nhà văn đi sâu sát như vậy, hầu hết các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Ninh Bình, Long Xuyên, Cà Mau… đều có các nhà văn đi thực tế. Hiện nay, kết quả của chuyến đi đó đã hình thành 2 phương diện lớn.

Thứ nhất, chúng tôi khuyến khích các tập tiểu thuyết dày, như vậy mới đủ sức khái quát nông dân, nông thôn. Tiếp theo là các tập truyện ngắn, còn những bài báo, bút kí và thơ thì rất nhiều. Tuy vậy, tôi thấy thơ không thể truyền tải được những vấn đề của nông thôn hiện nay. Trong cuộc vận động này, văn xuôi có thành tựu nhiều hơn thơ.

Truyện ngắn và tiểu thuyết trong cuộc vận động sáng tác này đã đặt ra được nhiều vấn đề trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Ví dụ như đưa cơ khí vào SXNN thì môi trường nông thôn sẽ ra sao. Đưa kĩ thuật vào, giải phóng mặt bằng thì số phận người nông dân, con em của nông dân sẽ ra sao.

Chúng tôi sắp trao giải thưởng cho một tập truyện ngắn có tên “Cô gái tính nhảy cầu Rạch Miễu” của Nguyễn Quốc Trung, chuyện xoay quanh vấn đề bán đất ở nông thôn, người nông dân có một ít tiền và chia cho các con.

Cô con gái lên thành phố rửa bát và phải đấu tranh trước những cạm bẫy chốn thị thành. Trở về quê hương, cô lại rơi vào bi kịch mới khi không biết làm gì, trong khi đất thì hết rồi, cô gái đi đến đường cùng của cuộc sống.

Chúng tôi phản ánh số phận con người như vậy để đẩy mạnh hơn nữa sự đồng bộ trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sự đồng bộ đó là về kinh tế và văn hóa; con người và khoa học kĩ thuật, đầu ra và đầu vào. Nông nghiệp, nông thôn không chỉ là vấn đề để khai thác, mà còn cần phải bồi dưỡng và đầu tư. Nông thôn bây giờ là một cộng đồng kiểu mới, đặt ra nhiều thách thức, xung đột và bi kịch. Đó là “mảnh đất” rất quý cho các nhà văn khai thác.

Việc hợp tác giữa Bộ NN-PTNT và Hội Nhà văn là rất đáng quý, bởi lẽ, 99% nhà văn hiện nay ở thành phố, cả nước chỉ còn vài trường hợp ở nông thôn. Bây giờ, các nhà văn muốn viết hay thì phải trở về với nông thôn, sống và hiểu cùng nông dân.

Cuộc vận động này cũng thu hút được rất nhiều những tác giả không chuyên, đặc biệt là các tác giả trẻ sống ở các địa phương, nếu đem so sánh về chất lượng thì cũng không thua kém gì các nhà văn chuyên nghiệp. Các tác giả không chuyên có cách thể hiện rất sinh động, vì họ có ưu thế sống gần đời sống, hành văn mới mẻ và bắt được nhịp cùng nông thôn hằng ngày.

Tuy vậy, cuộc vận động này cũng tồn tại nhiều khó khăn. Dù được tạo điều kiện đi thực tế nhưng với thời gian quá ngắn, các tác giả chưa thể giàu vốn sống được, chưa “cắm rễ sâu” vào vấn đề nông thôn được, như vậy các tác giả khó có thể có được những tác phẩm sinh động, giàu tính thực tế. Hơn nữa, lớp trẻ viết văn hiện nay đều sống ở thành thị, không mặn mà với đề tài nông thôn.

Cuối cùng, văn hóa đọc càng “teo” lại, sách viết về nông thôn lại không trở về được với nông thôn, chúng tôi đang nghĩ đến việc phối hợp các Bộ, hội, ngành liên quan để đưa ra các chiến dịch mà làm sao, sách viết về tam nông thì người nông dân phải có cơ hội tiếp cận với nó, như thế thì dấu ấn về văn học - nghệ thuật sẽ đậm nét hơn nữa.

(Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm