| Hotline: 0983.970.780

'Nữ tướng' làm thực phẩm sạch doanh thu 18 - 20 tỷ đồng/năm

Thứ Năm 08/03/2018 , 08:05 (GMT+7)

Công ty TNHH Sản xuất - thương mại Hiền Nhuần được thành lập từ tháng 3/2014, có trụ sở chính tại thôn Triệu Tiền, xã Đông Tiến (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa). 

Qua 4 năm hình thành và phát triển đã từng bước trở thành một trong những đơn vị cung cấp thực phẩm sạch uy tín hàng đầu.

09-32-26_2
09-32-26_1
Rau sạch sản xuất theo quy trình VietGAP tại HTX Thiệu Hưng (ảnh: VK)

Dù thâm nhập vào thị trường thực phẩm chưa được bao lâu nhưng doanh thu hàng năm của công ty đã đạt mức 18 – 20 tỷ đồng. Càng ngạc nhiên hơn khi biết “người cầm cương” điều hành với từng đường đi nước bước rạch ròi, bạo dạn lại là một người phụ nữ trẻ tài cao: Giám đốc Tống Thu Hiền.

Sau khi có được thành công vang dội nhờ “chuỗi trứng sạch”, đội ngũ lãnh đạo công ty nhanh chóng mở rộng quy mô, tiến tới liên kết với các đối tác tiềm năng trên địa bàn cùng xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông sản, rau, củ quả an toàn, khép kín, đảm bảo theo đúng quy trình tiêu chuẩn của VietGAP.

Theo đó, trong năm 2016 DN Hiền Nhuần đã bắt tay với HTX Thiệu Hưng (Thiệu Hóa) và HTX Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) xây dựng vùng nguyên liệu rau an toàn với tổng quy mô 6ha, tiến hành trồng các loại củ quả, rau ăn lá theo thời vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Xác định mục tiêu “cung cấp những sản phẩm thực phẩm nông sản sạch an toàn, được kiểm soát theo tiêu chuẩn từ trang trại đến tận tay người tiêu dùng”, trong quá trình sản xuất tất cả các khâu đều được thực hiện bài bản, nghiêm túc dựa trên các tiêu chí cụ thể: Kỹ thuật đúng tiêu chuẩn; không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch; đất không có tồn dư hóa chất độc hại; sử dụng nguồn nước, phân bón phù hợp; xây dựng hệ thống nhà lưới hạn chế sâu, bệnh gây hại; sau thu hoạch sẽ được chuyển vào phòng sơ chế để phân loại, làm sạch…

Trao đổi với NNVN, bà Tống Thu Hiền tâm sự: “Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, trong xu thế mới họ hướng đến chất lượng thay vì số lượng như trước đây. Mỗi một DN thành công hay thất bại phụ thuộc vào khách hàng, muốn phát triển bền vững phải có được niềm tin của người tiêu dùng. Do đó dù biết sản xuất theo chuỗi chi phí rất tốn kém nhưng chúng tôi chưa đặt nặng lợi ích kinh tế. Năm 2018, công ty sẽ phát triển thêm một vùng nguyên liệu rộng 3ha tại xã Đông Tiến”.

09-32-26_5
Sau khi được kiểm tra kỹ lượng, sản phẩm được đóng gói, tem nhãn chứng nhận đầy đủ (ảnh: VK)

Đặc biệt, mô hình chuỗi liên kết không gói gọn với hàng rau, củ quả mà còn được áp dụng trong chăn nuôi nông hộ. Theo đó, từ tháng 5/2017, DN Hiền Nhuần đã phối hợp cùng nhiều hộ dân tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn thực hiện thí điểm nuôi gà thịt bằng phương pháp hữu cơ, quy mô hàng ngàn con. Quá trình hợp tác, công ty chịu trách nhiệm về con giống, chủ động thuê chuyên gia của tập đoàn C.P hướng dẫn quy trình nuôi, giải pháp tiêm phòng và công thức chế biến thức ăn.

Theo bà Hiền, nuôi gà bằng phương pháp hữu cơ đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ các bước, trong đó thức ăn là yếu tố tiên quyết. Nếu khẩu phần đầy đủ chất bổ dưỡng, được pha trộn tỷ lệ hợp lý sẽ giúp gà lớn nhanh, khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Qua theo dõi tình hình thực tế, công thức áp dụng cho từng loại khác nhau, ví như gà con thành phần sẽ bao gồm: 30% bột bắp, 20 % cám gạo, 14 % tấm gạo, 14,5% bột cá, 10% lạc nhân khô, 10% mày đậu xanh, 1,5% bột xương, bột sò, muối bọt kết hợp với 1 lít chế phẩm vi sinh.

“Chi phí, thời gian nuôi tương đương nhưng chất lượng sản phẩm tốt hơn nhiều, gà chắc thịt, trọng lượng ổn định, lại hạn chế được tối đa dịch bệnh. Hiệu quả kinh tế bước đầu tương đối khả quan, chúng tôi đang tính đến phương án nhân rộng mô hình này trong thời gian tới”, bà Hiền chia sẻ.

Các mặt hàng đa dạng về chủng loại, chất lượng được cơ quan chức năng kiểm chứng, kết hợp với chiến lược kinh doanh nhạy bén, công ty Hiền Nhuần từng bước trở thành đối tác đáng tin cậy của người tiêu dùng, các siêu thị, công ty, trường học, nhà hàng… trên địa bàn tỉnh.

Trong chiến lược kinh doanh,  công ty Hiền Nhuần thường xuyên có những ý tượng mang tính đột phá nhằm tạo điểm nhấn. Điển hình là việc triển khai áp dụng gói sản phẩm thông minh “Trả 1 lần dùng cả tháng”, người tiêu dùng sẽ có 5 mức để lựa chọn: Mức 500.000 đồng; 1.000.000 đồng, 1.500.000 đồng; 2.000.000 đồng và 3.000.000 đồng.

Nhân viên công ty sẽ tiến hành giao hàng vào thứ 3, 5, 7 hàng tuần. Áp dụng cách này giúp công ty chủ động được phương án sản xuất, kiểm soát được chất lượng và ổn định được mức giá. Ngược lại, do không qua khâu trung gian nên khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm