| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chó kiểng, chồn hương thu nhập khá

Thứ Năm 12/04/2018 , 13:30 (GMT+7)

Ông Ngô Thanh Nguyên (52 tuổi) ở xã Đông Lợi, huyện Châu Thành (Hậu Giang) có mô hình nuôi chó kiểng và chồn hương (cầy vòi hương) cho thu nhập 400 triệu đồng/năm.

09-37-23_chon_huong_mng_li_thu_nhp_kh_cho_nguoi_nuoi
Chồn hương dễ nuôi, dễ bán

Ông Nguyên cho biết hiện trại nuôi của ông có gần 10 giống cho kiểng được giới yêu động vật cảnh rất thích thú như chó Bắc Kinh, Phốc Sóc, Chihuahua, Pug (mặt xệ), Nhật… với số lượng hơn 100 con bố mẹ. Trước khi nuôi chó kiểng thì ông nuôi chồn hương. Vì hay bị trộm chồn nên ông nuôi chó để canh. Dần dà, đàn chó phát triển, thấy thích nên ông đã quyết định nhập thêm một số giống chó.

Ông Nguyên chia sẻ, mỗi chó con có giá bán từ 800.000 đồng đến 5 triệu đồng/con, tùy giống. Hàng tháng thu nhập từ việc bán chó con khoảng 25 triệu đồng. Đàn chồn hương khoảng 70 con, trong đó 25 con nái sinh sản. Với giá bán chồn thương phẩm từ 1,1 - 1,3 triệu đồng/kg, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Thức ăn cho chồn hương và chó giống nhau, rất đơn giản dễ tìm như đầu gà, phổi heo, cá... được nấu chín, xay nhuyễn cộng với một số vitamin và thuốc bổ khi chúng vô mùa sinh sản.

Còn lão nông Lê Quốc Dũng (78 tuổi) ở ấp Long Phụng A, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cũng được bà con xung quanh biết đến bởi ông có đàn chồn hương 20 con bố mẹ sinh sản, cho thu lời từ 120 - 130 triệu đồng/năm.

09-37-23_3_ong_dung_de_dng_be_cy_tren_ty
Ông Lê Quốc Dũng có đàn chồn hương 20 con bố mẹ sinh sản, cho thu lời từ 120 - 130 triệu đồng/năm

Ông Dũng cho biết: “Chồn hương là loại động vật hoạt động về đêm nên chúng ngủ ngày và hay đùa vào ban đêm. Chuồng nuôi đặt trong bóng râm, ít ánh sáng để chúng ngủ. Khẩu phần ăn sáng của chồn là 1 trái chuối, hay ít thịt. Chiều tối thì lượng thức ăn tăng gấp 3 lần buổi sáng để chúng có năng lượng hoạt động. Nuôi thương phẩm hay nuôi sinh sản thì khẩu phần dinh dưỡng phải khác nhau thì chúng mới phát triển theo ý muốn của người nuôi”.

Mỗi năm chồn sinh sản hai lứa, mỗi lứa chừng 4 - 6 con và thời gian con cái mang thai khoảng 2 tháng như chó hoặc mèo. Khi con cái sinh sản thì cho chúng ở một cái tổ bằng gỗ hoặc thùng nhựa to, tránh tình trạng con non rơi ra ngoài hay bị các con khác “khều” ăn thịt.

Đến hỏi thăm nhà ông Dũng nuôi chồn hương, một người hàng xóm của ông nói: “Mới đợt Tết vừa rồi, ông ấy bán được gần 60 triệu tiền chồn con đấy. 1 con chồn của ông Dũng bây giờ còn hơn 1 công mía nhà tôi”.

Thấy ông Dũng nuôi thành công nhiều bà con ở dọc kinh Long Phụng A, kể cả một số tỉnh khác như Cà Mau, Bạc Liêu cũng đến tham quan học tập. Hiện điều kiện và thủ tục chăn nuôi rất thoáng, bà con chỉ cần đến đăng kí nuôi tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh là được.

09-37-23_cho_kieng_giup_gi_dinh_ong_nguyen_co_thu_nhp_gn_300_trieu_dong_moi_nm
Ông Nguyên chia sẻ kỹ thuật nuôi chó kiểng
Hiện giá mỗi cặp chồn giống khoảng 5 triệu đồng, còn chồn thịt các mối lái, nhà hàng, resort ở TP.HCM, các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ… thu mua giá khoảng 1,3 triệu đồng/kg.

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm