| Hotline: 0983.970.780

Nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho trẻ em từ sự khác biệt

Thứ Bảy 03/06/2023 , 11:06 (GMT+7)

Nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc không chỉ giúp trẻ em tư duy độc lập mà còn khơi dậy nhân tính yêu thương và tôn trọng người khác thông qua sự khác biệt.

Trí tuệ cảm xúc rất cần được nuôi dưỡng ở trẻ em.

Trí tuệ cảm xúc rất cần được nuôi dưỡng ở trẻ em.

Nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho trẻ em, không phải là khái niệm gì quá cao siêu. Nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc hướng đến mục đích giúp trẻ em biết trân trọng nét tính cách độc đáo, sự khác biệt của bản thân, đồng thời bộc lộ tốt hơn những cảm xúc vui, buồn trong cuộc sống.

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ em đã có thể cảm nhận được cảm xúc của bản thân. Thế nhưng, cảm giác nào vừa “đáng sợ” lại vừa tuyệt vời mà đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua? Đó có lẽ là việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc khi trẻ nhận ra mình thật khác biệt, thấy mình “chẳng giống ai”, cũng không có nhiều điểm chung với những người bạn đồng trang lứa khác. 

“Vì sao mình lại có suy nghĩ, sở thích khác với mọi người?”, “Hoàn cảnh gia đình mình chẳng giống ai trong lớp”, “Mình nên làm gì với ngoại hình đặc biệt này đây?”... Làm thế nào để những lo lắng đó của trẻ không biến thành nỗi sợ hãi, tự ti, mà thay vào đó, trở thành điều khác biệt khiến trẻ tự hào? Câu trả lời dễ dàng được các em nhỏ thỏa sức khám phá trong cuốn sách “Khác biệt thật là tuyệt” của hai nữ tác giả Hannah Peckham và Kat Merewether.

Đó là chú voi con Hetty không thể leo cây, bé chim non Kiwi với chiếc mũi cầu vồng “có một không hai”, hay bạn tắc kè hoa Conker với làn da không thể đổi màu giống như những người bạn tắc kè khác. Những câu chuyện trong bộ sách đều được minh hoạ bằng hình ảnh vô cùng dễ thương với màu sắc rực rỡ, cùng với đó là các bài đọc ngắn, đơn giản phù hợp cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi.

Như voi con Hetty trong tập truyện “Voi con học leo cây”, bé cố gắng học leo cây để giống với các bạn còn lại trong khu rừng, và chứng tỏ giá trị của mình bằng cách chiến thắng cuộc so tài leo cây hàng năm. Thế nhưng, đằng sau những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy lại là cảm giác thất vọng, muộn phiền, hoài nghi bản thân… mà voi con lần đầu tiên nếm trải. Tâm trạng của Hetty lúc này cũng giống như cảm xúc của các em nhỏ khi nhìn thấy những nỗ lực tiến bộ của mình không đem lại kết quả.

May mắn là bé voi đã sớm nhận ra rằng ai cũng có tài năng, sở trường riêng của mình, và giá trị của voi không nhất thiết phải được đánh giá qua tài leo cây. “Mình mạnh mẽ, dũng cảm và trung thành, mình chỉ không thể leo cây - chuyện đó thật bình thường”, voi con Hetty tự nhủ. 

Bộ sách 'Khác biệt thật là tuyệt' dành cho thiếu nhi.

Bộ sách "Khác biệt thật là tuyệt" dành cho thiếu nhi.

Trong các truyện “Tắc kè hoa Conker” và “Tắc kè hoa Conker và cái bẫy khỉ”, bé sẽ được gặp Conker - bạn tắc kè hoa đặc biệt có làn da lạ lùng không thể đổi màu để bộc lộ cảm xúc như những bạn tắc kè hoa khác. Trong chuyến phiêu lưu tìm kiếm lời giải đáp cho sự khác biệt của mình, nhờ màu da độc đáo mà Conker có cơ hội học cách tự nói lên cảm xúc của bản thân, qua đó còn giúp bạn bè cởi mở, chia sẻ nỗi lòng với những người khác.

Một nhân vật đáng yêu và không kém phần độc đáo khác trong bộ sách là chú chim non Kiwi tinh nghịch, đầy vui nhộn trong truyện “Bé Kiwi mũi kỳ lân”. Khác với những chú chim bình thường, bé Kiwi có cánh nhưng không thể bay, cũng không thể nhìn bằng mắt, nhưng bù lại bé có đôi tai rất thính và trí nhớ cực kỳ tốt. Nhân vật đáng yêu này như muốn nhắc nhở các độc giả nhí:“Mình thích khác biệt, bởi vì khác biệt rất là vui!”...

Đặc biệt, cuối mỗi câu chuyện trong bộ sách sẽ có những trò chơi, bài tập tô màu và các câu hỏi gợi ý nhằm phát triển kỹ năng tư duy và cảm xúc của trẻ, bao gồm:“Điều gì làm cho bé trở nên khác biệt?”, “Bé đã can đảm làm gì?”, “Khi buồn, mình tâm sự với…”

Bộ sách gồm 4 quyển sách tranh “Tắc kè hoa Conker”, “Tắc kè hoa Conker và cái bẫy khỉ”, “Voi con học leo cây”, và “Bé Kiwi Mũi Kỳ Lân” giúp trẻ thấu hiểu và trân trọng nét tính cách độc đáo của mình thông qua hành trình chấp nhận, khám phá, chứng minh giá trị bản thân của các nhân vật nhỏ đáng yêu trong bộ sách. 

Chia sẻ về quá trình viết bộ sách, tác giả Hannah Peckham cho biết bản thân cô cũng từng là một đứa trẻ lớn lên với đầy sự khác biệt. Lên 5 tuổi, cô bé Hannah được chẩn đoán mắc chứng khó đọc nghiêm trọng, và trở thành học sinh đầu tiên trong trường mắc căn bệnh này. Trong lúc bạn bè nô đùa vui vẻ trong giờ giải lao cũng là lúc Hannah ngồi trong lớp nỗ lực tập đánh vần với cảm giác yêu, ghét bản thân lẫn lộn.

Chính trải nghiệm tuổi thơ đặc biệt đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho cô sáng tạo nên những người bạn nhỏ đầy độc đáo như voi con Hetty hay bạn tắc kè hoa Conker. Cô cũng hy vọng thông qua những trang sách tuổi thơ, các bậc phụ huynh sẽ quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục cảm xúc cho trẻ. Chẳng bao giờ là quá sớm để cha mẹ khuyến khích các bé nói ra những vui buồn trong lòng.

Mỗi đứa trẻ đều là duy nhất và khác biệt theo cách riêng của mình. Việc tôn trọng sự khác biệt cũng như hiểu biết về cảm xúc của bản thân sẽ là năng lực quan trọng giúp trẻ định hình nên tính cách, cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của các bé sau này.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm