| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mô hình chăn nuôi chi phí thấp hiệu quả cao

Thứ Năm 16/11/2023 , 09:19 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Vùng nông thôn thị xã Ngã Năm, nhiều mô hình chăn nuôi đầu tư chi phí thấp, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao đã và đang được nông dân chú trọng chuyển đổi.

Mô hình vườn - ao - chuồng kết hợp của ông Hứa Thanh Bình trở thành mô hình điểm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Kim Anh.

Mô hình vườn - ao - chuồng kết hợp của ông Hứa Thanh Bình trở thành mô hình điểm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Kim Anh.

Sau nhiều năm sản xuất lúa không mang lại hiệu quả, ông Hứa Thanh Bình ở ấp Mỹ Tân, xã Mỹ Bình quyết định chuyển đổi 1,5ha đất trồng lúa trong tổng quy mô 4ha đất sản xuất của gia đình để xây dựng trang trại chăn nuôi theo mô hình vườn - ao - chuồng.

Các chuồng trại chăn nuôi kiên cố được xây dựng nên để nuôi heo rừng, thỏ, trâu và gà thả vườn. Bao bọc quanh trang trại là 800 gốc ổi nữ hoàng được trồng xen canh với 350 gốc dừa dứa và 300 gốc bưởi da xanh.

Ông Bình đánh giá, đây là những giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, ít tốn chi phí đầu tư, dễ chăm sóc. Trong đó, thỏ có hơn 20 nái và gần 30 thỏ thương phẩm, 7 con heo rừng bố mẹ và 3 con trâu nuôi bán thịt.

Đối với heo rừng, đây là loài vật nuôi hiện đang được nhiều nông hộ ở ĐBSCL ưa chuộng, do mô hình chăn nuôi này tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rau muống, chuối, ổi vụn hay các loại rau củ quả khác để làm thức ăn.

Heo rừng được ông Hứa Thanh Bình mua giống và liên kết bao tiêu đầu ra từ công ty ở tỉnh Đồng Tháp, với mức giá ổn định. Ảnh: Kim Anh.

Heo rừng được ông Hứa Thanh Bình mua giống và liên kết bao tiêu đầu ra từ công ty ở tỉnh Đồng Tháp, với mức giá ổn định. Ảnh: Kim Anh.

Ông Bình hiện đang tham gia liên kết với công ty bao tiêu sản phẩm đầu ra với mức giá ổn định từ 80.000 - 130.000 đồng/kg. Xét về hiệu quả kinh tế, mỗi con heo rừng tới lứa xuất bán khoảng 15 - 25kg, sau khi trừ hết chi phí, nông dân này thu lãi khoảng 2 triệu đồng/con.

Ngoài ra, bưởi da xanh và ổi nữ hoàng đã cho trái ổn định được gần 4 năm nay. Tận dụng diện tích mặt nước còn trống giữa các liếp trong vườn, ông Bình dẫn dụ cá đồng về nuôi. Ưu điểm của cách làm này là cá nuôi không tốn chi phí thức ăn, chỉ cần xây dựng rào chắn xung quanh. Sau một năm thả nuôi, cá đồng được thu hoạch với lợi nhuận lên tới 40 triệu đồng/vụ.

Cũng theo ông Bình, thổ nhưỡng ở thị xã Ngã Năm đất có nhiều sét, ít màu mỡ, ban đầu ông phải dùng phân rơm ủ hoai mục bón lót trước khi đặt hạt giống xuống trồng. Trong quá trình canh tác, chất thải từ mô hình chăn nuôi trâu cũng được ông tận dụng ủ làm nguồn phân bón cho cây, giữ cỏ làm mát cho các gốc cây khi thời tiết hanh khô như hiện nay.

Thỏ được ông Hứa Thanh Bình chăn nuôi để bán thỏ giống. Ảnh: Kim Anh.

Thỏ được ông Hứa Thanh Bình chăn nuôi để bán thỏ giống. Ảnh: Kim Anh.

Nhờ kết hợp nhiều phương pháp canh tác, trung bình mỗi ngày vườn cây ăn trái cho sản lượng 150kg ổi nữ hoàng, giá bán dao động từ 7.000 - 10.000 đồng/kg (tùy thời điểm). Đối với bưởi da xanh, cũng cho sản lượng ổn định, trung bình 500kg/đợt thu hoạch, trọng lượng tối đa khoảng 2,2kg/trái. Hiện anh Bình đang làm bông cho đợt trái tiếp theo, dự kiến cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán.

Nhờ thực hiện mô hình sản xuất đa canh vườn - ao - chuồng kết hợp đã giúp ông Bình bỏ túi khoảng 400 triệu đồng/năm. Từ hiệu quả của mô hình, nhiều bà con nông dân ở xã Mỹ Bình đã đến tham quan, học hỏi các kỹ thuật nuôi trồng cơ bản.

Hiện nay, Phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm đang tìm hiểu nguyện vọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong bà con nông dân, để có định hướng hỗ trợ, khuyến khích và triển khai sâu rộng mô hình vườn - ao - chuồng.

Bên cạnh đó, từ nguồn vốn đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, thị xã Ngã Năm hiện đang triển khai thực hiện Dự án chăn nuôi vịt xiêm Pháp (ngan Pháp) trên địa bàn xã Long Bình, với 20 hộ dân được thụ hưởng. Đây là mô hình có chi phí đầu tư thấp và hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn.

Mô hình chăn nuôi vịt xiêm Pháp ở xã Long Bình, thị xã Ngã Năm đã giúp hộ dân vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Kim Anh.

Mô hình chăn nuôi vịt xiêm Pháp ở xã Long Bình, thị xã Ngã Năm đã giúp hộ dân vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Kim Anh.

Mỗi hộ được đầu tư khoảng 100 - 120 con vịt xiêm Pháp và thức ăn, với số tiền hơn 11 triệu đồng và nguồn kinh phí đối ứng. Ngoài ra, bà con được tập huấn về cách chăm sóc, cho ăn, xây dựng chuồng trại đảm bảo thông thoáng và tiêm ngừa vacxin cho vịt để đảm bảo đàn vật nuôi phát triển tốt.

Theo các hộ dân tham gia mô hình, nếu nuôi thí điểm 100 con vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học, sau 3 tháng nuôi, trừ chi phí đầu tư, bà con thu lãi khoảng 9 triệu đồng.

Hiện toàn thị xã Ngã Năm có tổng đàn gia cầm gần 300.000 con, định kỳ hàng tháng, ngành chăn nuôi và thú y thị xã chủ động tuyên truyền hộ chăn nuôi thực hiện tiêu độc khử trùng.

Đồng thời, để đàn vật nuôi khỏe mạnh, phát triển đồng đều, cơ quan này cũng khuyến cao hộ nuôi, cần phân loại các lứa vịt nuôi và nuôi nhốt chuồng riêng, thường xuyên vệ sinh khu vực chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh phát sinh, lây lan.

Xem thêm
Bí quyết để TP.HCM đạt tỷ lệ tiêm phòng dại trên 90%

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM vẫn chưa xuất hiện một ổ bệnh dại nào nhờ tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó mèo luôn ở mức rất cao trong những năm qua.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm