| Hotline: 0983.970.780

Nuôi nai dưới tán rừng cho thu nhập cao, vừa bảo vệ rừng

Thứ Bảy 14/05/2022 , 16:34 (GMT+7)

AN GIANG Dù nai đã được thuần hóa, thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, nhưng tốt nhất vẫn kết hợp nuôi ngoài tự nhiên. Hiện 1 kg lộc nhung nai giá từ 14-15 triệu đồng.

Ông Nguyễn Duy Mẫn ở xã An Hảo, Tịnh Biên (An Giang) bên mô hình nuôi nai lấy nhung của mình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Duy Mẫn ở xã An Hảo, Tịnh Biên (An Giang) bên mô hình nuôi nai lấy nhung của mình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây, mô hình nuôi nai lấy nhung dưới tán rừng tại các huyện miền núi như: Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ dân trồng rừng cải thiện cuộc sống, gắn bó với rừng, góp phần bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn các loài động vật hoang dã vùng Bảy Núi – An Giang.

Với diện tích đất rừng hơn 15 ha, gồm các loại cây như sao, bạch đàn, xà cừ, keo… chạy dài từ chân lên tới đỉnh núi Cấm, ông Nguyễn Duy Mẫn (xã An Hảo, Tịnh Biên) cho biết: Trồng rừng rất dễ, ai làm cũng được, không cần phải xịt sâu, phun thuốc, chăm chút như những cây rau màu, ăn trái...

Nhưng, để hưởng lợi từ cây rừng thì rất lâu, nhất là đối với đất rừng đã từng bị khai thác đến bạc màu, phải mất rất nhiều thời gian để chăm sóc, bón phân cải tạo lại đất. Lấy ngắn nuôi dài, cây lớn nuôi cây nhỏ, mỗi năm ông xin phép khai thác những cây đúng độ tuổi cần tỉa thưa rồi mua cây giống và phân bón tiếp tục trồng, cải tạo đất rừng.

Ngoài đất đang trồng rừng ra, ông Mẫn còn trồng xen các loại cây ăn trái dưới tán rừng như: 400 gốc xoài cát Hòa Lộc, 100 cây mít Thái… đã đến thời kỳ cho trái cao điểm và đem lại thu nhập khoảng 70 - 80 triệu đồng mỗi vụ.

Nai cái nuôi 25 tháng tuổi có thể sinh sản, còn nai đực nuôi 17-18 tháng bắt đầu thu hoạch nhung. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nai cái nuôi 25 tháng tuổi có thể sinh sản, còn nai đực nuôi 17-18 tháng bắt đầu thu hoạch nhung. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cùng với làm nghề rừng, những năm gần đây, ông Mẫn còn có thêm nghề nuôi nai dưới tán rừng, góp phần cải thiện đáng kể sinh kế. Ban đầu, Chi cục Kiểm lâm An Giang hỗ trợ vay vốn bằng cặp nai cho những hộ có diện tích rừng nhiều như của gia đình ông Mẫn, với thời hạn hoàn trả vốn và lãi suất sau 3 năm. Chỉ sau 2 năm khi nai sinh sản và bán con giống, ông Mẫn đã có thể thu hồi vốn và có lời... Đến nay, đàn nai trong chuồng của ông Mẫn đã tăng lên gần 20 con, trung bình mỗi năm thu nhập khoảng 120 -150 triệu đồng từ nhung nai.

Theo ông Mẫn, nai rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít bệnh, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 - 3 buổi, khi cho uống nước cần pha chút muối hoặc chút cám để đảm bảo đủ chất. Thức ăn của nai chủ yếu là các loại cỏ dại hay cỏ voi được trồng xen dưới tán rừng, các phụ phẩm nông nghiệp như: Vỏ và thân cây bắp, rau muống, khoai lang… dễ kiếm tại các chợ.

Đến lúc trưởng thành, nai cái 25 tháng tuổi có thể sinh sản và đẻ mỗi năm 1 con. Riêng nai đực nuôi 17 - 18 tháng bắt đầu thu hoạch nhung, thời điểm thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 (âm lịch), lần đầu tiên chỉ thu được 500 - 600 gram nhung, nhưng thu hoạch từ lần thứ 5 trở về sau, sẽ cho đều đặn khoảng 2,5kg nhung mỗi con.

Nai rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít bệnh. Thức ăn của nai chủ yếu là các loại cỏ dại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nai rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít bệnh. Thức ăn của nai chủ yếu là các loại cỏ dại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện 1 kg lộc nhung bán giá từ 14 - 15 triệu đồng. Mỗi năm, gia đình ông còn bán từ 1 - 2 cặp nai tơ để phục vụ làm giống. Trung bình 1 cặp nai tơ 6 tháng tuổi bán giá từ 40 - 50 triệu đồng.

Với hơn 3 ha đất rừng, trước đây gia đình anh Đỗ Văn Tài (xã An Nông, huyện Tịnh Biên) chỉ trồng xoài và mít, đến mùa thì hái trái đem bán, qua mùa phải đi làm nhiều nghề khác để phụ giúp kinh tế cho gia đình. Từ khi nhận hỗ trợ nai giống của Chi cục Kiểm lâm An Giang từ chương trình giúp các hộ chủ rừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, gia đình anh Tài dần có cuộc sống ổn định hơn trước và nuôi nai lấy nhung đã trở thành nguồn kinh tế chính.

Hiện, anh Tài đang nuôi 14 con nai (9 con nai đực và 5 con nai cái), trong đó có 5 con nai giống đang trong độ tuổi sinh sản và 7 con nai cho nhung. Mỗi năm, anh Tài thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc thu hoạch nhung nai.

Hiện 1 kg lộc nhung nai bán giá từ 14 - 15 triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện 1 kg lộc nhung nai bán giá từ 14 - 15 triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau thời gian nuôi, anh Tài nhận thấy mặc dù nai đã được thuần hóa và thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt trong chuồng nhưng không bằng so với ngoài tự nhiên. Vì vậy, anh đã mạnh dạn đầu tư hàng rào lưới thép bao 15 công đất rừng quanh chuồng để thả nai ra tự nhiên. Bên trên có tán cây rừng che mát, bên dưới có cỏ mọc tự nhiên có thể làm thức ăn cho nai ăn ngoài buổi ăn chính. Chuồng nuôi vẫn được giữ và chia làm 2 ngăn để cho ăn và ban đêm nai vào ngủ hoặc tránh mưa. Kết quả, đàn nai sinh trưởng và phát triển rất khỏe mạnh, mau cho nhung và chất lượng nhung cũng tốt hơn.

Ông Nguyễn Bá Vận Hành, Phó Trưởng Trạm Quản lý Rừng phòng hộ Núi Cấm, thuộc Hạt kiểm lâm Liên huyện Tịnh Biên (Châu Đốc, An Giang) nhận định: Nuôi nai dưới tán rừng, được xem là mô hình mang lại hiệu quả cao cần phổ biến, nhân rộng trong cộng đồng hộ dân nhận khoán rừng, đồng thời mang ý nghĩa góp phần bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng ở An Giang.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm