| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ong dú không cho ăn, bán mật thu về hàng trăm triệu đồng

Thứ Bảy 21/01/2023 , 10:00 (GMT+7)

Nuôi ong dú trong các thùng gỗ dưới tán vườn chôm chôm, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Thức ở huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) thu về hàng trăm triệu đồng.

Năm 2008, anh Trần Văn Thức, ngụ thôn 3, xã Đức Phổ (huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) phát hiện ống nhựa ở trong nhà có đàn ong dú làm tổ nên giữ gìn, nuôi thử.

Năm 2008, anh Trần Văn Thức, ngụ thôn 3, xã Đức Phổ (huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) phát hiện ống nhựa ở trong nhà có đàn ong dú làm tổ nên giữ gìn, nuôi thử.

Đến năm 2009, thấy tổ ong phát triển mạnh, anh Thức tiến hành vắt lấy mật. Đồng thời nhân đàn này thành 2 tổ và tiếp tục nuôi.

Đến năm 2009, thấy tổ ong phát triển mạnh, anh Thức tiến hành vắt lấy mật. Đồng thời nhân đàn này thành 2 tổ và tiếp tục nuôi.

'Hồi đó gia đình chỉ nuôi chơi cho vui chứ chưa nghĩ đến làm kinh tế. Khi đàn ong lớn lên thì tôi vắt lấy mật và chia đàn ra để nuôi tiếp. Cứ như thế trong suốt nhiều năm trời và đến nay đàn ong dú ở vườn đã lên con số 300 đàn', anh Trần Văn Thức chia sẻ.

"Hồi đó gia đình chỉ nuôi chơi cho vui chứ chưa nghĩ đến làm kinh tế. Khi đàn ong lớn lên thì tôi vắt lấy mật và chia đàn ra để nuôi tiếp. Cứ như thế trong suốt nhiều năm trời và đến nay đàn ong dú ở vườn đã lên con số 300 đàn", anh Trần Văn Thức chia sẻ.

Theo anh Thức, anh tận dụng các mảnh gỗ đóng thành những hộp nhỏ và bỏ tổ ong dú vào trong. Mỗi hộp chỉ để một vài khe hở để ong xây dựng lối ra - vào giống với môi trường tự nhiên.

Theo anh Thức, anh tận dụng các mảnh gỗ đóng thành những hộp nhỏ và bỏ tổ ong dú vào trong. Mỗi hộp chỉ để một vài khe hở để ong xây dựng lối ra - vào giống với môi trường tự nhiên.

Các tổ ong dú được anh Trần Văn Thức treo trên các cành chôm chôm trong vườn. 'Loại ong này rất kì lạ vì nuôi nhưng tôi chưa bao giờ phải cho ăn. Chúng cứ sinh sôi, nảy nở, tự tìm thức ăn và sản sinh ra mật', anh Thức nói. 

Các tổ ong dú được anh Trần Văn Thức treo trên các cành chôm chôm trong vườn. "Loại ong này rất kì lạ vì nuôi nhưng tôi chưa bao giờ phải cho ăn. Chúng cứ sinh sôi, nảy nở, tự tìm thức ăn và sản sinh ra mật", anh Thức nói. 

Để thu hoạch mật, anh Thức phải chọn thời điểm ban đêm để vắt mật. Trong trường hợp thu hoạch ban ngày, anh Thức phải mặc áo mưa để tránh việc ong dú tiếp xúc với cơ thể.

Để thu hoạch mật, anh Thức phải chọn thời điểm ban đêm để vắt mật. Trong trường hợp thu hoạch ban ngày, anh Thức phải mặc áo mưa để tránh việc ong dú tiếp xúc với cơ thể.

'Khi phá tổ để lấy mật, ong dú sẽ đậu lên người và bị dính chặt và chết. Ong dú không đốt như các loại ong mật thông thường nhưng việc thu hoạch mật cẩu thả sẽ dẫn đến đàn bị hao hụt', chủ trang trại ong dú chia sẻ.  

"Khi phá tổ để lấy mật, ong dú sẽ đậu lên người và bị dính chặt và chết. Ong dú không đốt như các loại ong mật thông thường nhưng việc thu hoạch mật cẩu thả sẽ dẫn đến đàn bị hao hụt", chủ trang trại ong dú chia sẻ.  

Sau một năm nuôi, ong dú cho thu hoạch mật với năng suất 0,8 lít/đàn.

Sau một năm nuôi, ong dú cho thu hoạch mật với năng suất 0,8 lít/đàn.

Ong dú lao ra khỏi tổ khi chủ trang trại tổ chức thu hoạch mật.

Ong dú lao ra khỏi tổ khi chủ trang trại tổ chức thu hoạch mật.

Một lượng lớn ong dú bị dính chặt lên tay và bị chết.

Một lượng lớn ong dú bị dính chặt lên tay và bị chết.

Đến nay, anh Thức đã phát triển đàn ong dú với số lượng lên đến 300 đàn và mỗi năm thu về hàng trăm lít mật. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/lts, mỗi năm gia đình anh Thức thu về hàng trăm triệu đồng.

Đến nay, anh Thức đã phát triển đàn ong dú với số lượng lên đến 300 đàn và mỗi năm thu về hàng trăm lít mật. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/lts, mỗi năm gia đình anh Thức thu về hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay, anh Thức đã đứng ra lập Tổ hợp tác ong dú Cát Tiên với khoảng 9 thành viên và 800 đàn ong. Sản phẩm mật ong dú của tổ này hiện đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.  

Hiện nay, anh Thức đã đứng ra lập Tổ hợp tác ong dú Cát Tiên với khoảng 9 thành viên và 800 đàn ong. Sản phẩm mật ong dú của tổ này hiện đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.  

'Cùng em tới lớp' trao 100 xe đạp ở Thừa Thiên - Huế

'Cùng em tới lớp' trao 100 xe đạp ở Thừa Thiên - Huế

Video 16:53

Trong năm 2024, chương trình 'Cùng em tới lớp' đã được Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Quỹ Thiện Tâm trao 300 chiếc xe đạp giúp hàng trăm học sinh khó khăn giảm bớt trở ngại trên hành trình chinh phục tri thức.

Dự án gần 6.000 tỷ đồng giúp Bình Dương phòng chống thiên tai

Dự án gần 6.000 tỷ đồng giúp Bình Dương phòng chống thiên tai

Video 08:22

Bình Dương Dự án nạo vét, gia cố suối Cái ở TP Tân Uyên với vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Bình Dương giảm ngập úng, sạt lở ứng phó với thiên tai.

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ

Video 08:22

Các mô hình nông nghiệp tuần hoàn đang giúp người nông dân Sơn La giảm sự lệ thuộc vào phân bón vô cơ, giảm chi phí đầu vào và gia tăng giá trị sản phẩm.

Kênh bê tông, thủy lợi nội đồng giúp nông dân 'nhẹ gánh'

Kênh bê tông, thủy lợi nội đồng giúp nông dân 'nhẹ gánh'

Video 08:20

Tây Ninh Hệ thống kênh bê tông, thủy lợi nội đồng có tổng chiều dài khoảng 94km ở huyện Châu Thành đã giúp bà con nông dân tiết kiệm thời gian tưới tiêu, qua đó nâng cao năng suất và tăng hiệu quả kinh tế.

Xe chở rác bất ngờ lao xuống sông, 2 người mất tích

Xe chở rác bất ngờ lao xuống sông, 2 người mất tích

Video 15:33

Thừa Thiên - Huế Khoảng 7h15 ngày 21/11, xe chở rác mang biển số 75C-044.83 đang lưu thông thì bất ngờ va vào lan can cầu treo Bình Thành, rơi xuống sông khiến 2 người mất tích.

Gần 1.300 công trình thủy lợi ở Thanh Hóa bị hư hỏng, xuống cấp

Gần 1.300 công trình thủy lợi ở Thanh Hóa bị hư hỏng, xuống cấp

Video 10:19

Thanh Hóa hiện có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối, trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm. Việc đại tu, sửa chữa còn hạn chế, nên nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng nặng.

Xem thêm