| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ruồi lính đen mỗi ngày bỏ túi 1 triệu đồng

Thứ Sáu 07/06/2019 , 09:35 (GMT+7)

Đó là mô hình của ông Dương Hữu Thoại ở ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, Đồng Tháp.

Trang trại có quy mô hơn 600 m2 với 32 chuồng nuôi, được ông Thoại đầu tư gần 50 triệu đồng. Trại lắp nhiều quạt thông gió, cân bằng nhiệt độ với môi trường bên ngoài. Chuồng nuôi được thiết kế bằng vải mùng luôn khép kín. Mỗi chuồng ông thả khoảng 100.000 con ruồi. Mô hình này bước đầu cho thấy hiệu quả trong xử lý rác thải, tạo ra nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi và làm phân bón hữu cơ. 
Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia illucens, được nhiều nước trên thế giới nuôi. Vòng đời phát triển của ruồi lính đen khoảng 40 – 45 ngày (trước tiên hình thành trứng, ấu trùng, nhộng và ruồi). Hiện tại ông Thoại bán trứng ruồi lính đen với giá 20 triệu đồng/kg, nhộng ruồi 35.000 – 50.000 đồng/kg.
Theo ông Thoại, ruồi lính đen trưởng thành thường sống dưới các bóng cây ngoài tự nhiên và không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Vòng đời phát triển của ruồi lính đen khoảng 30 – 45 ngày. Theo đó, ruồi lính đen trưởng thành thường có kích thước dài khoảng 10 – 15mm, chúng chọn chỗ ẩm ướt để đẻ trứng.
Tại khu vực nuôi ấu trùng, ông Thoại bố trí mùng lớn với diện tích khoảng 50m2, bên trong có hàng tỷ những ấu trùng ruồi lính đen chen chúc nhau. Khu đẻ trứng, ông cũng bố trí nơi để đàn ruồi giao phối sinh sản.
Sau đó trứng ruồi trở thành ấu trùng, phát triển thành nhộng rồi lột xác thành ruồi. Giai đoạn ấu trùng được xem là thời kỳ đóng góp tốt cho việc xử lý rác thải, bởi chúng có thể phân hủy hàng tấn nông sản phế phẩm để phát triển.
Theo tính toán, với 1 tấn rau, củ, quả hư hỏng bỏ đi đem nuôi nuôi ấu trùng ruồi lính đen có thể cho ra 260 – 270kg nhộng ruồi.
Ông Thoại cho biết thêm, việc nhân giống nuôi loại ruồi lính đen không khó, bởi chúng phát triển khá mạnh ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C. Hầu như không có rủi ro.
Nhộng ruồi lính đen được thị trường sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với giá trị dinh dưỡng cao, giá bán 20.000 đồng/kg. 
Hiện sản phẩm trứng ruồi tại trang trại ông Thoại cung ứng cho các hộ kinh doanh tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh phía Bắc.
Với nguồn sản phẩm hiện có, ông Thoại còn tận dụng diện tích đất nhà để nuôi hơn 2.000 con gà và nuôi cá, ếch… để nâng cao thu nhập. Qua đó, mang lại thu nhập cho gia đình ông Thoại mỗi năm lên hàng trăm triệu đồng.
Tận dụng làm thức ăn nuôi ếch
Ông Cao An Quới, cán bộ nông nghiệp xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc cho biết, xã có mô hình hình nuôi ruồi lính đen của ông Thoại, trước mắt đem lại hiệu quả. Nhưng đây là loại ruồi địa phương không khuyến khích phát triển. Nếu nuôi cần phải xa khu dân cư nhằm tránh ô nhiễm môi trường.

Xem thêm
Thịt bò Việt Nam chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu

Thịt bò Việt Nam chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu. Cà phê có thể đối mặt với nguy cơ thừa sản lượng. Hơn 4000 ha rừng tại Hà Tĩnh được cấp chứng chỉ FSC. Mô hình xử lý 20 tấn rác thải thành phân hữu cơ mỗi ngày.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Cồn Sơn hết cô quạnh nhờ du lịch miệt vườn

Từ năm 2015, cộng đồng người dân tại Cồn Sơn TP. Cần Thơ chung tay phát triển du lịch sinh thái, đến nay Cồn Sơn đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của ĐBSCL.

Thoát nghèo nhờ nuôi trâu sinh sản

Thái Nguyên Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Đại Từ triển khai dự án hỗ trợ chăn nuôi trâu sinh sản.

Bình luận mới nhất