| Hotline: 0983.970.780

Nuôi vịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm

Thứ Năm 30/05/2019 , 13:10 (GMT+7)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nam phối hợp với UBND xã Hoàng Tây (huyện Kim Bảng) triển khai mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm.

vit-l092615488
Mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm

Có 2 hộ tham gia mô hình với quy mô trình diễn 1.000 con vịt. Với giống vịt nuôi sinh sản, yêu cầu mô hình phải đạt năng suất trứng hướng thịt khoảng 180 quả trở lên, hướng trứng 250 quả trở lên; tỷ lệ trứng đảm bảo an toàn đạt 90% trở lên; tỷ lệ vịt hậu bị chuyển lên giai đoạn đẻ 80% trở lên.

Đồng thời thức ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn, mua từ cơ sở cung cấp thức ăn có uy tín; chuồng trại áp dụng các tiêu chuẩn an toàn sinh học theo quy định hiện hành và nuôi trên nền đệm lót sinh học.

Các hộ tham gia mô hình có sổ sách theo dõi, ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu sản xuất; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, quản lý đàn vịt; thực hiện tốt các quy định xử lý chất thải bảo vệ môi trường; cam kết đối ứng đủ lượng giống, vật tư theo yêu cầu định mức. Xây dựng phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ thực phẩm trứng vịt an toàn. Phấn đấu tăng hiệu quả kinh tế từ 7 - 10% so với ngoài mô hình.

Được biết Hoàng Tây là một xã mạnh về chăn nuôi gia cầm, hầu hết các hộ đều tham gia chăn nuôi với tổng đàn hiện nay gần 58 nghìn con, trong đó từ 160-170 hộ nuôi với số lượng lớn 500 -1.000 con.

Xem thêm
Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Chuyện của Madam Hương Coffee và cà phê đặc sản dưới tán rừng

QUẢNG TRỊ Cây cà phê từng khiến chị rơi vào cảnh trắng tay. Nhưng cũng nhờ trồng và chế biến cà phê đặc sản dưới tán rừng, chị đã tìm lại chính mình.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.