| Hotline: 0983.970.780

Ở nơi nhiều người dân hiến đất bạc tỷ làm đường không cần đền bù

Thứ Năm 27/02/2020 , 13:20 (GMT+7)

Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, nhiều người dân ở đây đã hiến diện tích đất có giá trị đến nửa tỷ đồng để làm đường giao thông mà không hề tiếc nuối.

Nông dân Phan Văn Chóm (56 tuổi) ở thôn Cửu Lợi Nam, xã Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn), người hiến 200m2 đất giá trị 500 triệu đồng mà không cần đền bù, không tiếc nuối.

Nông dân Phan Văn Chóm (56 tuổi) ở thôn Cửu Lợi Nam, xã Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn), người hiến 200m2 đất giá trị 500 triệu đồng mà không cần đền bù, không tiếc nuối.

Người dân đồng thuận

Bây giờ, mỗi tấc đất là mỗi “tấc vàng”, bởi giá trị của đất đai ngày càng tăng cao vì “người đẻ chứ đất không đẻ”. Ấy vậy mà có những nông dân sẵn lòng hiến cả 200m2 đất cùng hoa màu đang trồng trên đất có giá trị đến 500 triệu đồng 1 cách “nhẹ tênh” không 1 chút tiếc nuối.

Theo tâm sự của nông dân Phan Văn Chóm (56 tuổi) ở thôn Cửu Lợi Nam, xã Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), trước đây, đường sá trong thôn rất chật hẹp, chỉ cần 1 cơn mưa là con đường lập tức bị sình lầy. Vào mùa mưa thì cả mấy tháng trời bà con phải chung sống với “con đường lầy lội”, sinh hoạt rất vất vả.

Thế nên khi chính quyền địa phương phát động chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều người dân ở đây đã tự nguyện hiến đất, phá vườn cây ăn quả và góp tiền mặt để làm đường giao thông nông thôn nhằm cải thiện đời sống của chính mình.

“Hồi xưa đất đai ở nhà quê giá trị chẳng có là mấy, thế nhưng bây giờ đắt đỏ lắm. Thế nhưng khi chính quyền địa phương phát động phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, gia đình tôi đã tự nguyện hiến 200m2 đất có giá trị khoảng 500 triệu đồng.

Cả gia đình tôi đều vui vẻ, không ai tiếc nuối, bởi nghĩ rằng diện tích đất mình hiến sẽ trở thành con đường lớn để bà con trong thôn đi lại, trong đó có mình, mình chịu thiệt thòi chút cũng không sao. Ở đây ai nấy đã quá ớn đi lại trên con đường chật hẹp, lầy lội rồi. Làm NTM mở đường lớn, dân phấn khởi lắm, giao thông thuận lợi là kinh tế sẽ phát triển”, ông Chóm bộc bạch.

Cùng địa phương này, gia đình ông Huỳnh Xuân Thiết cũng tự nguyện hiến 10 cây dừa lâu năm và gần 200m2 đất để mở con đường bê tông.

Trong phong trào xây dựng NTM ở huyện Hoài Nhơn, riêng người dân xã Tam Quan Nam đã hiến khoảng 23.000m2 đất, chặt bỏ 2.400 cây lâu năm và góp hơn 4.000 ngày công, tổng giá trị trên 15 tỉ đồng. Người dân còn tự nguyện phá dỡ gần 1.200 m2 tường rào bê tông để làm đường liên thôn, liên xóm.

Cán bộ hết lòng

Theo ông Cao Thanh Thương, Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của toàn dân, nên Hoài Nhơn đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM khá thong dong.

Kết quả là Hoài Nhơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2018, là huyện đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM. Huyện cũng đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho nhân dân  và cán bộ trong thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.

Trước đây, con đường này rất chật hẹp, lầy lội, từ khi người dân ở thôn Cửu Lợi Nam, xã Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn) hiến đất làm đường NTM nay đã rộng rãi, khang trang.

Trước đây, con đường này rất chật hẹp, lầy lội, từ khi người dân ở thôn Cửu Lợi Nam, xã Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn) hiến đất làm đường NTM nay đã rộng rãi, khang trang.

Để đạt được kết quả trên, có thể nói là nhờ Hoài Nhơn thường xuyên “hâm nóng” phong trào xây dựng NTM. Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được Hoài Nhơn phát động hàng năm; công tác sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện được huyện duy trì thường xuyên.

Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện tổ chức giao ban NTM hàng tháng. Đặc biệt, cứ mỗi 3 tháng huyện tổ chức giao ban mở rộng 1 lần có sự tham gia của trưởng ban chỉ đạo, ban quản lý, ban phát triển các thôn. Cuộc họp giao ban mở rộng nhằm đánh giá, nhận xét kết quả đạt được, chỉ ra thiếu sót, hạn chế; triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cụ thể trong thời gian tới.

“Ngoài ra, hàng năm chúng tôi còn tổ chức các hội nghị chuyên đề về NTM để kịp thời xử lý các vướng mắc, khó khăn tại địa phương và các vấn đề phát sinh từ cơ sở. Ban chỉ đạo huyện tổ chức hội nghị tổng kết chương trình để đánh giá, tôn vinh những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM”, ông Thương cho hay.

Tổng kinh phí huyện Hoài Nhơn thực hiện xây dựng NTM từ năm 2011 đến 2018 là 2.023,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn trực tiếp để thực hiện các chương trình là 475,55 tỷ đồng, chiếm 23,5%; vốn lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn là 130,52 tỷ đồng, chiếm 6,45%; vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại) là 942,39 tỷ đồng, chiếm 46,57%; vốn từ các DN, HTX và các loại hình kinh tế khác là 281,28 tỷ đồng, chiếm 13,9%; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư là 193,86 tỷ đồng, chiếm 9,58%.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Gạo ST25 được phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao

Sóc Trăng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.