| Hotline: 0983.970.780

Perkinsus Marinus, bệnh đặc biệt nguy hiểm trên hàu: Định kỳ rà soát, phòng bệnh là chính

Thứ Tư 22/11/2023 , 13:02 (GMT+7)

Định kỳ, Sở NN-PTNT Ninh Bình tiến hành lấy mẫu xét nghiệm rà soát bệnh Perkinsus Marinus tại vùng nuôi hàu huyện Kim Sơn, sẵn sàng phương án ứng phó dịch bệnh.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Ninh Bình kiểm tra tại một hộ nuôi hàu giống tại địa bàn xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Huy Bình. 

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Ninh Bình kiểm tra tại một hộ nuôi hàu giống tại địa bàn xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Huy Bình. 

Theo ông Phạm Huy Trung, cán bộ Chi cục Thủy sản Ninh Bình, để phát triển, bảo vệ vùng nuôi hàu, hàng năm UBND tỉnh Ninh Bình ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh trên thủy sản.

Sở NN-PTNT Ninh Bình thường xuyên đôn đốc các cơ quan ban ngành có liên quan tăng cường rà soát và hướng dẫn bà con các phương pháp phòng trừ dịch bệnh với tiêu chí ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình cũng thường xuyên phối hợp với Trung Tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương tiến hành lấy mẫu giám sát dịch bệnh trên thủy sản nuôi trên địa bàn huyện Kim Sơn.

Cơ quan này cũng đề nghị Phòng NN-PTNT huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã thông báo kết quả xét nghiệm mẫu giám sát bệnh, thông tin rộng rãi trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã kết quả giám sát dịch bệnh để cảnh báo và chủ động thực hiện các biện pháp nuôi trồng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thường xuyên theo dõi, bám sát địa bàn để kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ nuôi biện pháp xử lý môi trường ao nuôi, phòng, chống dịch bệnh.

Trường hợp phát hiện thủy sản nuôi chết bất thường, thông tin kịp thời cho UBND huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y để phối hợp kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán dịch bệnh để xử lý, khống chế dịch bệnh kịp thời theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ NN-PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản.

Một khu vực nuôi hàu giống tại xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Huy Bình.

Một khu vực nuôi hàu giống tại xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Huy Bình.

Trong đó, cơ quan này nêu rõ, việc cần phải thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường trên hàu giống về mật độ bám và vị trí bám của hàu trên dây nuôi. Nếu hàu bám nhiều ở tầng trên của dây nuôi chứng tỏ nền đáy có vấn đề như: pH thấp hoặc bùn đáy quá dày, rong bám nhiều, đáy có nhiều khí độc,... khi đó, cần làm vệ sinh nền đáy, điều chỉnh vật bám thưa ra.

Theo ông Trung, các chuyên gia thủy sản khuyến cáo bệnh Perkinsus Marinus có khả năng lây lan rất nhanh và chưa có giải pháp chữa trị hữu hiệu. Theo đó, để phòng và hạn chế lây lan bệnh này, người nuôi cần thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp, gồm chọn giống đã qua kiểm dịch, mật độ nuôi hợp lý, không thả ở những vùng nước quá nông.

Giống trước khi thả nên được tắm qua nước ngọt để loại bỏ bào tử của Perkinsus sp. Thả con giống đảm bảo chất lượng. Cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn... ở khu nuôi đề có giải pháp kịp thời khi các yếu tố môi trường bất lợi. Định kỳ kiểm tra sinh trưởng và tỷ lệ sống. Lưu ý kiểm tra vật nuôi ngay sau khi có hiện tượng thời tiết bất thường như khi có bão, dịch bệnh hoặc có mưa lớn hay nắng nóng kéo dài....

Khi nhuyễn thể đạt kích cỡ thu hoạch nên thu hoạch sớm để tránh thiệt hại. Đối với nhuyễn thể chưa đạt kích cỡ thu hoạch nên san thưa mật độ không để mật độ nuôi quá dày. Mật độ thích hợp với cỡ giống 400 - 600 con/kg là 180 - 200 con/m2, cỡ giống nuôi 600 - 800 con/kg nên nuôi dưới 250 con/m2 và đối với với cỡ giống 800 - 2.000 con/kg nên thả 250 - 300 con/m2.

Khi có hiện tượng ngao, vẹm chết, cần thu gom, xử lý để tránh lây lan sang các cá thể còn sống, có biện pháp khai thông vùng đọng nước để tránh hiện tượng đọng nước.

Xem thêm
Kỹ thuật phối giống cho bò sinh sản

THÁI NGUYÊN Kỹ thuật phối giống đóng vai trò then chốt trong quy trình chăn nuôi bò sinh sản. Phối giống sai cách, bò sẽ khó có thai hoặc không sinh được bê con.

Một xã lãi 15 - 16 tỷ đồng nhờ dưa chuột vụ đông

Nghệ An Có những ngày xã thu hoạch đến 100 tấn dưa chuột, thu về trên 1 tỷ đồng. Lãi ròng từ riêng cây dưa chuột vụ đông của xã ước đạt 15 - 16 tỷ đồng.

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 6] Đất trồng cam ở miền Bắc càng thâm canh càng thoái hóa

TS Lương Đức Toàn, Trưởng Bộ môn Sử dụng đất thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu sức khỏe đất trồng cam ở miền Bắc cho biết như vậy.