| Hotline: 0983.970.780

Phải giảm tính độc quyền, nâng tính cạnh tranh

Thứ Sáu 25/10/2013 , 09:59 (GMT+7)

Khi nền kinh tế xuất hiện một số doanh nghiệp muốn độc quyền, thâu tóm thị trường thì người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhà nước sẽ đứng ở đâu trong tình huống đó?

Khi nền kinh tế xuất hiện một số doanh nghiệp muốn độc quyền, thâu tóm thị trường thì người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhà nước sẽ đứng ở đâu trong tình huống đó? Bài học nào sẽ được áp dụng trong thời gian tới để nhằm hạn chế tính độc quyền trong nền kinh tế?

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chia sẻ với NNVN bên lề Hội trường Quốc hội ngày 24/10 về vấn đề này.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, tính độc quyền thể hiện rõ và mới nhất khi gần đây dư luận nghi ngờ có hành vi liên kết độc quyền, liên kết tăng giá của 3 doanh nghiệp lớn là Viettel, Mobifone và Vinaphone để đồng loạt tăng cước dịch vụ 3G.

Vì vậy, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao cho Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) tiến hành làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật. Tất cả phải được tiến hành trong thời gian nhanh nhất.

Trước đây, mặc dù đã chiếm phần lớn thị phần nhưng Hãng hàng không Vietnam Airlines vẫn quyết định sát nhập Jetstar để nhằm tạo thành môi trường độc quyền. Liệu điều này có xảy ra tương tự như đối với vụ bắt tay nhau của 3 nhà mạng kia không, thưa Phó Thủ tướng?

Đúng vậy và nó cũng đang xảy ra ở thị trường điện lực. Với những thị trường như thế, Chính phủ phải thiết chế bởi trong nền kinh tế tư nhân mới này, muốn kéo được nhiều tư nhân cùng vào cuộc thì phải tạo lòng tin. Muốn vậy phải từ từ dắt tay và có những cơ chế thích hợp dành cho họ.

Theo tôi, chúng ta cần phải phát triển một thị trường có yếu tố cạnh tranh cho dù thị trường đấy sẽ có nhiều bất trắc, khó khăn và có một cơ quan nhà nước để điều tiết. Phải từng bước để nâng dần tính cạnh tranh. Chứ làm nhanh, vỡ trận thì càng mệt hơn. Nó giống như việc may áo, may áo mới còn dễ hơn chữa áo.

Sau đó nhà nước kiểm soát tỷ trọng của đơn vị chủ đạo này để không độc quyền điều hành toàn bộ thị trường từ chính đơn vị này.

Có ý kiến cho rằng, để giảm bớt tính độc quyền thì nên tách một đơn vị lớn thành nhiều đơn vị nhỏ, ví dụ như Hãng hàng không Vietnam Airlines tách thành hai hãng hàng không miền Bắc và miền Nam. Lúc đó sẽ có lợi cho người tiêu dùng. Quan điểm của Phó Thủ tướng thì sao?

Cái này cần phải tính toán thật cẩn thận bởi thường tư duy của người tiêu dùng rất đơn giản: cứ có nhiều nhà cung cấp là tôi có lợi. Thế nhưng, không phải lúc nào điều đó cũng đúng.

Ví dụ như thị trường ô tô chẳng hạn, ngày càng có quyết định cho xe nhập khẩu vào nhiều thì thị trường ô tô nội địa giá rẻ hơn. Thế nhưng, miếng bánh thị trường chỉ có 1, anh chia cho quá nhiều nhà cung cấp thì mỗi người chỉ được một phần nhỏ. Và dĩ nhiên, chi phí sẽ cao, nhà nước không còn lợi gì cả.

Giống như khi có cùng lúc 4 chiếc xe taxi chạy tìm khách và đến cùng một điểm, người tiêu dùng có thể có lợi khi chọn được chiếc xe giá rẻ nhất nhưng xã hội thì thiệt bởi nhiều xe chạy trên đường. Chưa nói giá rẻ thì chất lượng sẽ “rẻ” theo như mùi bẩn, hôi hám…

Tôi cũng nói thêm, ở nhiều nước trên thế giới cấm taxi chạy trên đường giống như Việt Nam. Họ bắt các xe đứng đúng bến, đậu 1 chỗ duy nhất. Xe chỉ chạy khi có người gọi. Bài toán cạnh tranh phải như vậy, chứ cho nhiều vào chưa chắc đã tốt nếu không kiểm soát được chất lượng dịch vụ của nó.

Từ bài học trên thị trường cạnh tranh này, theo ông có nên áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế của nước ta hiện nay không?

Cần hiểu thêm rằng, viễn thông, điện lực, nước là 3 ngành công nghiệp có chung đặc tính: độc quyền tự nhiên, có nghĩa chỉ tôi mới có mạng lưới đấy, ông không mua của tôi thì mua của ai. Trên thế giới có nhiều nước đã áp dụng mô hình độc quyền này rồi.

Để hạn chế dần tính độc quyền tự nhiên này, ví dụ như ngành điện lực, nhà nước sẽ “can thiệp” bằng cách giữ độc quyền Hệ thống truyền tải điện cao thế. Bởi cái đó không hấp dẫn doanh nghiệp nào vào đầu tư, rồi lại mang tính an ninh quốc gia nên càng giữ độc quyền ổn định.

Lúc đó, người tiêu dùng lớn có quyền sử dụng đường truyền tải này bằng cách mua điện ở tận Đồng Nai nếu đàm phán được giá rẻ để phục vụ cho nhà máy đặt ở Hà Nội. Có vậy sẽ giảm được tính độc quyền trên lưới điện ở nơi nhà máy đang hoạt động.

Đây cũng chính là cách làm nhằm giảm được tính độc quyền tự nhiên trên viễn thông và nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế hiện nay.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Công an đã xác định nguyên nhân

ĐỒNG NAI Sau khi vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh xảy ra, Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc điều tra nguyên nhân của vụ việc.