| Hotline: 0983.970.780

Phải phát huy được hiệu quả nguồn vốn chứ không phải chỉ để giải ngân

Thứ Tư 23/03/2022 , 21:54 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, khi dự án gặp vướng mắc, chủ đầu tư đừng có câu nệ Thứ trưởng, Bộ trưởng, cần báo cáo để lãnh đạo Bộ cùng giải quyết.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (giữa) cùng Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (bên trái) và ông Nguyễn Hải Thanh (Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình) chủ trì hội nghị. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (giữa) cùng Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (bên trái) và ông Nguyễn Hải Thanh (Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình) chủ trì hội nghị. Ảnh: Minh Phúc.

Tại Hội nghị giao ban công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án do Bộ NN-PTNT quản lý vào sáng 23/3, ông Nguyễn Văn Việt - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, năm 2022, nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho các dự án đầu tư xây dựng do Bộ NN-PTNT quản lý là 4.500 tỷ đồng và khoảng 1.900 tỷ đồng vốn ODA.

Tuy nhiên, nếu nhìn cả trung hạn 2021 - 2025, chúng ta thấy rằng tổng nguồn vốn đầu tư công Bộ NN-PTNT được giao giải ngân tăng 30% so với giai đoạn 2016 - 2020 (chưa kể nguồn vốn vay ODA cũng tăng gấp đôi so với giai đoạn trước).

Đặt giả thiết, năm 2022 chúng ta giải ngân hết 4.500 tỷ đồng vốn đầu tư công theo kế hoạch, vậy trong 3 năm (2023 - 2025) Bộ NN-PTNT phải tiêu hết khoảng 60.000 tỷ đồng (mỗi năm giải ngân 20.000 tỷ đồng). Nếu chúng ta không đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị dự án thì chắc chắn không thể hoàn thành kế hoạch được giao.

Cũng theo ông Việt, đối với lĩnh vực thủy sản, các cảng cá loại 1 và khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng chưa đạt tiêu chuẩn sẽ được đầu tư, nâng cấp bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025. Còn lại, tất cả các dự án đầu tư, nâng cấp cảng cá loại 2 và khu neo đậu tránh trú bão ở địa phương thì lấy nguồn vốn từ dự án (vay vốn ODA) Phát triển thủy sản bền vững, đã được Thủ tướng phê duyệt và đang chuẩn bị đầu tư.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, rút kinh nghiệm (cả thành công và thất bại) trong trung hạn 2016 - 2020, cách thức chuẩn bị đầu tư các dự án trong giai đoạn 2021 - 2025 được chúng ta làm kỹ lưỡng hơn, bài bản hơn, rốt ráo hơn và không có chuyện “tỉnh làm một ít, Trung ương làm một ít” như giai đoạn trước. Ví dụ, tổng nguồn vốn đầu tư dự án là 2.000 tỷ đồng thì Bộ sẽ chi 2.000 tỷ để làm, không có khái niệm tỉnh góp thêm vài trăm tỷ dẫn đến tổng mức đầu tư của dự án ấy nhỉnh lên, tiến độ dự án không được đảm bảo. Đó là cách làm mới.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư, khi bắt đầu có tiền để lập dự án, chúng ta cần phải nghiên cứu, rà soát kỹ hơn để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.

“Nếu 100% chủ trương đầu tư dự án như thế nào, dự án như thế đó thì rất không ổn. Nghe tưởng hay nhưng rất gay”. Chúng ta phải căn cứ vào mục tiêu dự án là gì để tính toán, và nếu thấy việc phân bổ nguồn vốn đầu tư (theo chủ trương dự án) chưa hợp lý thì chủ đầu tư cần có văn bản kiến nghị điều chỉnh gửi lên Bộ, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.

Đồng tình với quan điểm trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan lưu ý: "Cái cuối cùng chúng ta hướng đến là phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư chứ không phải là giải ngân tiền của nhà nước".

Khi đầu tư một hệ thống công trình phải thực hiện đồng bộ. Không thể để tình trạng Bộ NN-PTNT đầu tư xây dựng xong hồ chứa nước nhưng địa phương chưa đầu tư hệ thống dẫn nước cho người dân thụ hưởng.

Bên cạnh đó, người đứng đầu Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu Cục Quản lý xây dựng công trình cần phân loại các dự án như "đèn giao thông". Nhóm dự án nào màu xanh thì chúng ta có thể yên tâm. Nhóm dự án nào màu vàng thì cần lưu tâm và lo lắng. Nhóm dự án nào màu đỏ thì phải để lại, thúc đẩy hoặc cắt ra khỏi dự án gộp để không làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án thành phần khác có liên quan.

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa 'vàng' chưa đủ hạ nhiệt

Bình Phước Cơn mưa đổ xuống một số nơi trên địa bàn tỉnh Bình Phước mới đây tuy không lâu, lượng mưa không cao, nhưng cũng phần nào giải nhiệt, và 'giải khát' cho cây trồng.

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.