| Hotline: 0983.970.780

"Phải theo dõi tình hình mưa lũ"

Thứ Tư 16/10/2013 , 09:40 (GMT+7)

Bộ trưởng nhấn mạnh: Bão đi qua nhưng trong mấy ngày tới mưa lớn xảy ra, do đó, các địa phương cần tiếp tục theo dõi mưa lũ và có phương án phòng chống.

Trong sáng 15/10, Ban Chỉ đạo tiền phương đối phó bão số 11 đã tổ chức cuộc họp cuối cùng về cơn bão số 11 tại Đà Nẵng. Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Trưởng Ban PCLB Trung ương Cao Đức Phát chỉ đạo TP Đà Nẵng khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 11.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Bão đi qua nhưng trong mấy ngày tới mưa lớn xảy ra, do đó, các địa phương cần tiếp tục theo dõi mưa lũ và có phương án phòng chống.

Báo cáo tại cuộc họp, bão số 11 đổ bộ vào Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế khoảng từ 2 đến 8 giờ sáng ngày 15/10. Trong đó, thời điểm gió mạnh nhất khoảng 4 đến 6 giờ sáng với sức gió giật cấp 11, cấp 12.


Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo chống bão tại Hội An (Quảng Nam)

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo: “Chính quyền địa phương các tỉnh từ quận đến tổ dân phố, thôn, làng tổ chức kiểm tra rà soát và cứu trợ kịp thời. Ngoài ra, sau bão sẽ có lũ xuất hiện, do đó các địa phương khẩn trương có phương án phòng chống lũ lụt, đây cũng là thời điểm hay xảy ra các vụ thiệt hại về người. Tránh tình trạng bão ít người chết nhưng lũ lụt chết nhiều”.

Liên quan đến các hồ thủy lợi, thủy điện xả nước, Bộ trưởng một lần nữa yêu cầu: Với các hồ chứa thủy lợi, thủy điện nước về bao nhiêu xả bấy nhiêu, tuyệt đối không được xả thêm, tránh gây ngập cho vùng hạ du.

Trưa cùng ngày, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đi kiểm tra và chỉ đạo khắc phục cơn bão số 11 tại TP Hội An, Quảng Nam. “Mặc dù đến gần 4 giờ sáng bão mới chuyển hướng vào Quảng Nam, nhưng được sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương nên theo ghi nhận ban đầu thì thiệt hại đã giảm bớt rất nhiều, không nặng nề.

Đó là sự nỗ lực từ chính quyền tới người dân. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần chủ động ứng kinh phí để kịp thời hỗ trợ cho những hộ gia đình gặp khó khăn, bị thiệt hại nặng trong mưa bão", Bộ trưởng nói.

* Sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng và đoàn công tác cùng với lãnh đạo Sở NN-PTNT Quảng Bình đã đi kiểm tra một số công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh.

Hiện tại, Quảng Bình có 147 hồ chứa, trong đó hầu hết là hồ chứa vừa và nhỏ. Hồ lớn nhất có dung tích 82 triệu m3 (hồ Rào Đá); ngoài ra có 3 hồ có dung tích trên 40 triệu m3 như: Vực Tròn, Cẩm Ly, An Mã.

Thứ trưởng và đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hồ Phú Vinh (TP Đồng Hới), Rào Đá (Quảng Ninh). Tại các hồ trên, đơn vị quản lý khai thác đang điều tiết xả lũ theo đúng quy trình nhằm giảm lũ phía hạ du và bảo đảm an toàn hồ đập trong ảnh hưởng bão số 11.

Sau khi kiểm tra các hồ đập và việc xả lũ, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đã lưu ý với ngành NN-PTNT Quảng Bình tích cực công tác PCLB đối với hồ đập, nhất là trong giai đoạn đang bị ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 11. Chú ý đến công tác điều tiết thật phù hợp để tránh ngập lũ cho hạ du. Về lâu dài, cần sớm xây dựng hồ sơ đánh giá chất lượng công trình của từng hồ đập cụ thể.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm