| Hotline: 0983.970.780

Phải tính toán lại việc phát triển thủy điện, trồng rừng phủ xanh đồi trọc

Thứ Bảy 24/10/2020 , 15:19 (GMT+7)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ và địa phương như vậy trong cuộc làm việc với các tỉnh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo 5 tỉnh miền Trung tại Quảng Bình. Ảnh: T.Phùng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo 5 tỉnh miền Trung tại Quảng Bình. Ảnh: T.Phùng

Ngày 24/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Trung ương vào Quảng Bình để trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và thăm hỏi, động viên, tặng quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Tại tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo 5 tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh) về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm cứu nạn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với nhân dân các tỉnh miền Trung liên tiếp gặp bão lũ, lũ chồng lũ, bão chồng bão…

“Nhiều gia đình đã trắng tay, nhiều người dân mất nhà cửa, thiệt hại của bà con rất lớn. Hiện nhiều địa phương còn bị ngập, nên việc đi lại gặp khó khăn. Nhiều trường học chưa thể mở cửa, môi trường đang bị đe dọa”- Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chia sẻ với nhân dân xã Hiền Ninh. Ảnh: Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chia sẻ với nhân dân xã Hiền Ninh. Ảnh: Quang Hiếu

Cuộc họp nhanh tại Quảng Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và biểu dương Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tỉnh đã gồng mình phòng tránh mưa lũ. Biểu dương các đơn vị, cá nhân, nhà hảo tâm đã dành nguồn lực hỗ trợ nhân dân vùng mưa lũ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo các địa phương không để người dân thiếu đói, rét, màn trời chiếu đất.

Bằng các giải pháp làm sao để học sinh sớm trở lại trường học. Các tỉnh giải quyết tốt hơn nữa vấn đề cứu trợ và không được gây khó khăn cho các nhà hảo tâm.

Thủ tướng nhấn mạnh, các tỉnh cần nhanh chóng ổn định cuộc sống trở lại cho nhân nhân, bảo đảm sinh kế cho người dân.

Huy động tinh thần tự cường, tự cứu của người dân và sự hỗ trợ của cộng đồng, các lực lượng để giúp người dân vùng lũ vượt qua khó khăn vươn lên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho tập thể cán bộ, giáo viên Trường mầm non xã Hiền Ninh. Ảnh: T.Phùng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho tập thể cán bộ, giáo viên Trường mầm non xã Hiền Ninh. Ảnh: T.Phùng

Trên cơ sở những vấn đề đặt sau trận lũ lớn ở miền Trung, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương phải tính toán lại một số vấn đề phát triển thủy điện an toàn, trồng rừng để phủ xanh đồi trọc, góp phần giảm sạt lở đất. Ứng dụng công nghệ thông tin để thông báo, cảnh báo cho người dân về thời tiết, thiên tai.

Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ bố trí nguồn lực để hỗ trợ các tỉnh miền trung khắc phục thiệt hại do thiên tai. Các địa phương, các ngành sẵn sàng phương án chủ động ứng phó với bão số 8 và có khả năng số 9 sắp tới để không xảy ra thiệt hại hơn nữa đối với nhân dân.

Để giúp các tỉnh khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định hỗ trợ cho 5 tỉnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo và 100 tỷ đồng; xuất cấp 20 xuồng cao tốc, 384 nhà bạt, 23.146 phao cứu sinh các loại. Các Bộ, ngành cũng đã có hỗ trợ kịp thời về lương thực, mì tôm, nước uống… cho các địa phương cứu trợ người dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách tại thôn Đồng Tư, xã Hiền Ninh. Ảnh: T.Phùng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách tại thôn Đồng Tư, xã Hiền Ninh. Ảnh: T.Phùng

Các tỉnh đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ hơn 5.000 tỷ đồng để khắc phục cơ sở hạ tầng và ổn định đời sống nhân dân, 7.500 tấn gạo, 5.000 tấn hạt giống, 30 triệu viên Aquatab, 400 cơ số thuốc.

Tại buổi làm việc, báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trình bày cho thấy, trong gần 1 tháng qua, tại 6 tỉnh miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam) đã liên tiếp chịu ảnh hưởng của 3 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới gây ra hai đợt mưa kéo dài, vượt mưa lũ lịch sử của năm 1999.

Tại 6 tỉnh đã có gần 318.000 hộ bị ngập. Mưa lũ đã làm 119 người chết và 21 người mất tích, trên 37.000 ngôi nhà bị hư hỏng. Về nông nghiệp có 1.325 ha lúa và gần 12.500 ha hoa màu bị hư hại, gần 7.000 gia súc, 938.000 gia cầm bị chết, cuốn trôi. Hàng chục km đê, kè; kênh mương bị sạt lở, hư hỏng…

“Đây là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng và khốc liệt gây hậu quả lớn. Trong đó, Quảng Bình được xác định là địa phương bị ngập nặng nhất với gần 110.254 hộ/437.016 người”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc động viên cán bộ, chiến sỹ giúp dân dọn vệ sinh, khắc phục hậu quả mưa lũ tại xã Hiền Ninh. Ảnh: T.Phùng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc động viên cán bộ, chiến sỹ giúp dân dọn vệ sinh, khắc phục hậu quả mưa lũ tại xã Hiền Ninh. Ảnh: T.Phùng

Trước đó, trong buổi sáng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đến thăm, động viên người dân ở thôn Đồng Tư (xã Hiền Ninh - huyện Quảng Ninh).

Nói chuyện với bà con nhân dân địa phương, Thủ tướng đã ân cần thăm hỏi sức khỏe bà con và chia sẻ với những thiệt hại, mất mát về tính mạng, tài sản của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng của trận lũ lịch sử.

Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Quảng Bình cần tập trung lực lượng, hàng hóa để cứu trợ, không để dân thiếu ăn, thiếu nước uống.

Tổ chức tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ bảo đảm hợp lý để vừa đến tay người dân; nhanh chóng khắc phục, giúp dân ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất, trước mắt chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 8.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tặng quà cho 30 hộ dân bị thiệt hại nặng. Thăm và tặng quà cho Trường mầm non xã Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh - Quảng Bình).

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.