| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Silic tăng năng suất cây trồng

Thứ Tư 17/02/2016 , 14:10 (GMT+7)

Qua quá trình thu hoạch, cho thấy phân Silic giúp cứng cây, gọn lá củ mẫm, dài, năng suất cao hơn. Bón phân cũ năng suất chỉ khoảng 1 tấn/ sào, bón phân Silic năng suất được nâng lên gần 2 tấn/sào.

Vụ đông 2015 là vụ đầu tiên phân bón Silic của Cty TNHH Tân Phát (Bắc Giang) được đưa vào sử dụng trên đồng ruộng huyện Gia Bình (Bắc Ninh).

Đến nay sau khi thu hoạch cây trồng, hiệu quả kinh tế mà phân bón Silic mang lại đang thể hiện rõ qua năng suất, chất lượng các loại cây trồng.

Đối với bà con nông dân Gia Bình, phân bón Silic của Tân Phát vẫn còn khá mới mẻ. “Bà mối” giữa Tân Phát và bà con chính là Hội Nông dân huyện.

Ngay từ tháng 8/2015, Cty đã phối hợp cùng Hội Nông dân huyện và các xã, thị trấn, các HTX nông nghiệp tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ để bà con hiểu rõ thêm về tính năng, tác dụng, hiệu quả của loại phân bón này.

Đồng thời triển khai đưa phân bón vào sử dụng ở một số cây trồng điển hình như cà rốt ở khu đất bãi ven sông, khoai tây Atlantic, hành lá xuất khẩu, cây chùm ngây, măng tây, nghệ vàng…

Có mặt tại khu đất bãi rộng 5 mẫu của gia đình chị Nguyễn Thị Lừng, thôn Trung Thành, xã Đại Lai, với bạt ngàn cà rốt, cam Canh, cam Vinh, chị đều dùng phân bón Silic.

Để chứng minh hiệu quả của phân bón mới so với phân bón cũ mọi năm gia đình vẫn dùng, với hơn 4 sào cà rốt, trong đó gia đình chị đã chia 1 phần bón loại phân cũ, còn lại 4 sào bón phân Silic.

Qua quá trình thu hoạch, cho thấy phân Silic giúp cứng cây, gọn lá củ mẫm, dài, năng suất cao hơn. Bón phân cũ năng suất chỉ khoảng 1 tấn/ sào, bón phân Silic năng suất được nâng lên gần 2 tấn/sào.

Cùng với đó, do gia đình không tốn công phạt lá, giảm lượng đạm, lân bón cây nên chi phí đầu tư cũng giảm khoảng 300.000đ/sào. Năng suất cao hơn, chi phí đầu tư ít hơn đã giúp gia đình có lãi hơn hẳn các vụ trước. Do vậy sang vụ tới, gia đình tiếp tục mở rộng bón phân Silic trên toàn bộ diện tích cà rốt, nghệ vàng và cả vườn cam, ổi.

Phân silic phù hợp với nhiều loại cây trồng nên vụ đông 2015, ngoài cà rốt, các hộ trồng khoai tây Atlantic của xã Đại Lai cũng đưa loại phân bón này vào sử dụng. Mặc dù năm nay thời tiết mưa nhiều không thuận lợi cho cây khoai tây phát triển nhưng so sánh với mọi năm thì cây khoai chết ít hơn, thân cây cứng cáp, củ to đều, nông dân vẫn rất phấn khởi.

Bà Lê Thị Bồi cùng ở thôn Trung Thành chia sẻ: “Gia đình tôi trồng hơn 2 sào khoai tây, năm ngoái trừ chi phí còn lãi 3,7 triệu đồng. Năm nay thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ bón phân Silic nên cây chết không đáng kể, cho củ to hơn hẳn, củ đều, vỏ bóng đẹp. Cty đã bao tiêu sản phẩm, trừ chi phí cũng lãi gần 4 triệu”.

Bà Nguyễn Thanh Tân, GĐ Cty TNHH Tân Phát cho biết, Cty sẽ có chương trình hỗ trợ giá cũng như áp dụng phương thức trả chậm để giúp nông dân yên tâm khi sử dụng phân bón Silic.

Đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác với các DN khác để nông dân có thể tiếp cận được khoa học công nghệ mới trong sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm sạch, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 2] Hỗ trợ tái đàn lợn sau dịch

Dịch tả lợn Châu Phi tạm lắng, tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ người dân nhanh chóng tái đàn, sớm vực dậy ngành chăn nuôi vốn khánh kiệt khi dịch bệnh càn quét nhiều tháng qua.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.