| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện phân bón vi phạm nhãn mác, thuốc BVTV không có trong danh mục

Thứ Sáu 30/06/2023 , 17:45 (GMT+7)

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đã xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa và buôn bán thuốc BVTV không có trong danh mục.

Đoàn thanh tra kiểm tra cơ sở C.L, xã Bình Tân (huyện Bắc Bình) phát hiện bán thuốc BVTV ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam. Ảnh: KS.

Đoàn thanh tra kiểm tra cơ sở C.L, xã Bình Tân (huyện Bắc Bình) phát hiện bán thuốc BVTV ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam. Ảnh: KS.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận vừa kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất, buôn bán, sử dụng phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, từ ngày 20/6- 22/06, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh này đã thành lập đoàn thanh tra đột xuất 12 cơ sở buôn bán phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn các huyện Bắc Bình, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc.

Kết quả, phát hiện 5 cơ sở tại huyện Bắc Bình và 1 cơ sở tại Hàm Tân có hành vi phạm. Trong đó 4 cơ sở có hành vi buôn bán phân bón vi phạm về nhãn mác.

Cụ thể như tại cơ sở P.H, xã Hải Ninh (huyện Bắc Bình), đoàn thanh tra phát hiện buôn bán phân bón NK VPNA 16-8, loại 50kg/bao, phân phối bởi Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nato.

Điều đáng nói trên bao bì và nhãn phụ loại phân bón này ghi (Nts): 20, (P2O5): 20, (K2Ohh): 15 là không đúng với chỉ tiêu chất lượng đăng ký theo quyết định lưu hành phân bón.

Đối với lô phân bón DAP 18-46 là phân bón nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Tường Nguyên được phép lưu hành theo Quyết định số 234/QĐ-BVTV-PB ngày 29/4/2022 của Cục BVTV.

Tuy nhiên lô phân này được bán cho Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nato phân phối cho cơ sở N.A 2, xã Phan Hiệp (huyện Bắc Bình) song trên nhãn phụ ghi không đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên hàng hóa.

Còn tại cơ sở D.H, xã Hải Ninh (Bắc Bình) buôn bán 2 loại phân bón NK VPNA 16-8 loại 50kg/bao do Công ty TNHH Sản xuất Thương mai Dịch vụ Greendland phân phối nhưng trên bao bì và nhãn phụ của 2 loại phân bón nêu trên lần lượt ghi (Nts): 20, (P2O5): 20, (K2Ohh): 15 và (Nts): 22, (P2O5): 4, (K2Ohh): 22 là không đúng với chỉ tiêu chất lượng đăng ký theo quyết định lưu hành phân bón.

Chưa hết, tại cơ sở T.Đ, xã Sơn Mỹ (huyện Hàm Tân) cũng buôn bán phân bón NK VPNA 16-8 loại 50kg/bao do Công ty Sản xuất Thương mai Dịch vụ Greendland phân phối, tuy nhiên trên bao bì và nhãn phụ loại phân bón ghi (Nts): 16, (P2O5): 16, (K2Ohh): 8 là không đúng với chỉ tiêu chất lượng đăng ký theo quyết định lưu hành phân bón.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận, các loại phân bón vi phạm về nhãn mác nêu trên buộc thu hồi và yêu cầu điều chỉnh lại nhãn mác theo đúng quy định trước khi lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, Chi cục đã lấy 4 mẫu phân bón để gửi kiểm định chất lượng và sau khi có kết quả kiểm định chất lượng sẽ xử lý theo quy định.

Đối với buôn bán thuốc BVTV không có tên trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, đoàn thanh tra phát hiện 2 cơ sở vi phạm.

Trong đó tại cơ sở N.C, xã Bình Tân (huyện Bắc Bình) buôn bán sản phẩm Helosate® trên nhãn tiếng nước ngoài (chứa hoạt chất Glyphosate Isopropylamine).

Còn tại cơ sở C.L, xã Bình Tân (huyện Bắc Bình) buôn bán 3 sản phẩm gồm: Glyphosate Ipa 48SL, ngày sản xuất 25/11/2022, loại 01 lít/chai; Paraquat dichloride, loại 01 lít/chai và LKS-2,4D 600SL, loại 450ml/chai.

Các sản phẩm này trên nhãn đều ghi tiếng nước ngoài và vi phạm không có tên trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Đoàn thanh tra đã tịch thu và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm trên theo quy định.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận, 6 cơ sở vi phạm nói trên, Chi cục đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 42 triệu đồng.

Xem thêm
Số chồi hữu hiệu trên cây lúa quyết định đến năng suất của vụ mùa

ĐBSCL Số lượng chồi hữu hiệu trên đồng lúa là yếu tố quyết định năng suất của vụ mùa, nếu chồi hữu hiệu đạt 500 - 600 chồi/m2 sẽ cho năng suất cao.

Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Những hiểu lầm về độ đạm trong thức ăn chăn nuôi

Người chăn nuôi thường cho rằng, thức ăn có hàm lượng đạm cao hơn sẽ cho hiệu quả cao hơn, nhưng đây là quan điểm hoàn toàn không chính xác.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?