| Hotline: 0983.970.780

Cụ thể Nghị quyết 120:

Phát triển chuỗi giá trị tôm Bạc Liêu

Thứ Hai 17/05/2021 , 10:16 (GMT+7)

Xoay trục phát triển nông nghiệp khi lúa gạo không còn là đối tượng ưu tiên số 1, thay vào đó là ngành thủy sản đầy tiềm năng của Bạc Liêu.

Đủ lực cho ngành tôm bứt phá

Đến nay tỉnh Bạc Liêu đã có đủ cơ hội để tiếp tục đầu tư phát triển ngành tôm thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ảnh: Trọng Linh.

Đến nay tỉnh Bạc Liêu đã có đủ cơ hội để tiếp tục đầu tư phát triển ngành tôm thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ảnh: Trọng Linh.

Trong 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, ngành nông nghiệp ĐBSCL đã có những chuyển biến, đột phá tích cực. Đặc biệt là việc xoay trục trong phát triển nông nghiệp, khi lúa gạo không còn là đối tượng ưu tiên số 1 thay vào đó là ngành thủy sản đầy tiềm năng.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng: Tỉnh Bạc Liêu đã nhận thức được những tác động, thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH), từ đó chủ động tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng BĐKH. Đồng thời, xây dựng các kịch bản dựa trên tình hình của địa phương để chủ động ứng phó.

Thời gian qua tỉnh Bạc Liêu đã đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ về phát triển bền vững ứng phó BĐKH. Cụ thể như việc triển khai các công trình trọng điểm, cấp bách và nâng cao năng lực kết nối với các tỉnh khác trong vùng. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới và lợi thế, tiềm năng của tỉnh Bạc Liêu thì việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp là hướng đi đúng đắn. Theo đó từ năm 2018, tại tỉnh Bạc Liêu đã khởi công khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm đầu tiên của Việt Nam.  

Những năm qua, ngành thủy sản nói chung và ngành tôm Bạc Liêu đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Đến nay tỉnh Bạc Liêu đã có đủ cơ hội để tiếp tục đầu tư phát triển ngành tôm thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhất là trong điều kiện tỉnh Bạc Liêu chịu tác động mạnh bởi BĐKH và lúa gạo không còn là đối tượng ưu tiên số 1, thay vào đó là ngành thủy sản.

Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn được xem là cơ hội để ngành tôm Bạc Liêu bứt phá. Ảnh: Trọng Linh.

Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn được xem là cơ hội để ngành tôm Bạc Liêu bứt phá. Ảnh: Trọng Linh.

Cụ thể hóa Nghị quyết 120

Đối với tình cảnh xâm nhập mặn tại ĐBSCL nếu nhìn cây lúa thì thấy thách thức, nhưng nếu nhìn con tôm thì đó là cơ hội. Điều đó chứng tỏ tiềm năng phát triển tôm là rất lớn.

Ông Võ Hồng Ngoãn, người được mệnh danh là vua tôm tại Bạc Liêu đã nhìn thấy cơ hội trong thách thức. Cả đời gắn bó và làm giàu từ con tôm, ông Sáu Ngoãn cảm thấy nghịch lý khi nông dân nhiều nơi cứ ngăn mặn để trồng lúa.

Ông cho rằng, nước mặn là nguồn tài nguyên. Nếu xâm nhập mặn trồng lúa không được chẳng lẽ để đất trống. Để “thuận thiên” trong sản xuất như quan điểm của Nghị quyết 120 của Chính phủ thì cần đánh giá tổng quan. Khi xâm nhập mặn thì nuôi con gì thích ứng như tôm, cua hay cá. Ngoài ra, cần trồng cây gì cho phù hợp với vùng đất đó. 

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho rằng: Cách tiếp cận BĐKH của chúng ta đang đi đúng hướng. Thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 120, tỉnh Bạc Liêu tiếp tục thúc đẩy quy mô lớn theo cơ cấu kinh tế của từng địa phương, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh.

Trong đó, sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, giảm diện tích lúa ở những vùng không hiệu quả. Tỉnh Bạc Liêu đã hình thành các khu vực sản xuất tập trung với quy mô lớn, chuyên canh sản xuất chủ lực gắn với công nghệ chế biến, bên cạnh chuỗi giá trị nông sản.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang có 20 công ty, đơn vị và 643 hộ đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh và nuôi tôm hai giai đoạn. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang có 20 công ty, đơn vị và 643 hộ đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh và nuôi tôm hai giai đoạn. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay tỉnh Bạc Liêu đang hướng đến mục tiêu kép là phát triển chuỗi giá trị ngành tôm và xây dựng tỉnh Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo từng khu vực ở 3 vùng sinh thái mặn, ngọt và lợ.

Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác trong 4 tháng đầu năm 2021 ước đạt 86.058 tấn. Trong đó, tôm 30.769 tấn, cá và thủy sản khác 55.289 tấn, đạt 20,77% kế hoạch, tăng hơn 4% so với cùng kỳ.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Bạc Liêu xem đây là chương trình trọng điểm nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 120. Nhiệm vụ của khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu là hạt nhân để Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành tôm cả nước.

Trong đó, đưa các công nghệ cao vào để người dân tham quan, học hỏi quy trình, kỹ thuật nuôi tại đây. Tiếp nhận những công nghệ cao nuôi tôm trên thế giới về khu này và lan tỏa cho người dân. Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang có 20 công ty, đơn vị và 643 hộ đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh và nuôi tôm hai giai đoạn. (Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu)

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.