| Hotline: 0983.970.780

Phát triển làng nghề nước mắm Hòn Sơn

Thứ Hai 23/09/2019 , 08:57 (GMT+7)

Nghề làm nước mắm Hòn Sơn (xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải) đã được tỉnh Kiên Giang công nhận là làng nghề truyền thống để đầu tư bảo tồn và phát triển.

16-08-24_3nuoc_mm_truyen_thong_hon_son_duoc_u_chuop_trong_cc_thung_go_lon_voi_thoi_gin_keo_di_12_thng_trong_dieu_kien_tu_nhien
Nước mắm truyền thống Hòn Sơn được ủ chượp trong các thùng gỗ lớn, với thời gian kéo dài 12 tháng trong điều kiện tự nhiên.

Ông Triệu Văn Ẩn, ở ấp Bãi Nhà B, xã Lại Sơn cho biết, nước mắm Đức Ngươn là nhà thùng đầu tiên làm nước mắm ở Hòn Sơn, vào khoảng năm 1958. Nguyên liệu để làm nước mắm là loại cá cơm tươi mới đánh bắt ở vùng biển Tây và muối dùng để ướp cá phải có thời gian sản xuất và bảo quản tối thiểu 60 ngày. Sau đó được ủ trong thùng làm bằng gỗ, thời gian kéo dài 12 tháng trong điều kiện tự nhiên, để cho ra nước mắm truyền thống thơm, ngon.

Từ đó cho đến nay, Hòn Sơn luôn là nơi sản xuất nước mắm có tiếng thơm ngon, hương vị đậm đà, mang tên gọi chung là nước mắm Hòn. Lúc cao điểm, xã này có hơn 30 cơ sở sản xuất nước mắm, hàng năm cung cấp ra thị trường cả triệu lít nước mắm. Sản phẩm làm ra không chỉ bán trong nước mà còn được thương lái đưa sang Campuchia và một số nước trong khu vực để bán, trao đổi hàng hóa.

Ông Huỳnh Hoàng Sơn, Chủ tịch UBND huyện Kiên Hải, cho biết, nghề chế biến nước mắm tại xã Lại Sơn đạt các tiêu chí về công nhận nghề truyền thống. Vì đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm và hiện đang phát triển, nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa địa phương. Vì vậy, Hòn Sơn đã được UBND tỉnh Kiên Giang công nhận là làng nghề truyền thống. Qua đó, khích lệ tinh thần những người làm nghề biến nước mắm Hòn Sơn phát huy và giữ vững nghề truyền thống địa phương.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Thái Nguyên có 240 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP

Trong số các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên, có 155 sản phẩm đạt 3 sao, 83 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.