| Hotline: 0983.970.780

Phát triển nhân lực vùng Đông Nam bộ

Thứ Ba 28/12/2010 , 10:01 (GMT+7)

Có một thực trạng đang diễn ra là hầu hết các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở dạy nghề đều tập trung ở TP.HCM (79 cơ sở), Đồng Nai (40) và Bình Dương (20).

Đông Nam bộ (bao gồm 6 tỉnh: TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) là vùng kinh tế trọng điểm tập trung số lượng lớn nguồn lao động với hơn 14 triệu người. Hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được các địa phương chú trọng triển khai nhưng nhu cầu về lao động của vùng vẫn bị thiếu hụt, tỷ lệ thất nghiệp (năm 2010) cao nhất cả nước với hơn 4%. Mạng lưới các trường đào tạo và cơ sở dạy nghề chưa được quy hoạch đúng yêu cầu.

Thiếu giáo viên trong các cơ sở dạy nghề

Tại hội nghị Quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Đông Nam bộ (ĐNB) giai đoạn 2011 – 2020 diễn ra hôm qua 27/12 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, ĐNB là trung tâm dạy nghề lớn nhất của khu vực phía Nam, nhưng tỷ lệ giáo viên/học viên của vùng còn quá thấp. Muốn nâng cao chất lượng dạy nghề phải tăng cường đội ngũ giảng viên giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, các cơ sở dạy nghề, trước khi tăng số lượng học viên, sinh viên.

Việc tăng số lượng giảng viên phải đi trước, là bước đệm để mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo nghề. Phấn đấu trong thời gian tới phải đạt tỷ lệ 1GV/20 học viên. Năm 2008, ĐNB có 3.796 giáo viên và 160.254 học sinh khối trung học chuyên nghiệp, chiếm 22% đội ngũ giáo viên và 25% số lượng học sinh trung học chuyên nghiệp toàn quốc. Riêng trong giai đoạn 2007 – 2010, TP.HCM là địa phương có số lượng tuyển sinh học viên trường nghề cao nhất trong vùng với hơn 364.000 học viên, đứng thứ hai là Bình Dương với hơn 33.100 học viên. Mặc dù số lượng học viên nhiều, nhưng đội ngũ giáo viên được tuyển thêm hàng năm chỉ rất ít, khiến nhiều cơ sở thiếu giáo viên trầm trọng, phải thuê ở các cơ sở khác.

Một hiệu trưởng ở cơ sở dạy nghề TP.HCM cho biết, vào mùa khai giảng, cơ sở này phải chạy đôn, chạy đáo khắp nơi tìm giảng viên về giảng dạy cho trường, nhưng vẫn không kiếm đủ. Do áp lực về số lượng giảng viên nên chất lượng giảng dạy cũng sa sút.

Cần quy hoạch lại

Có một thực trạng đang diễn ra là hầu hết các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở dạy nghề đều tập trung ở TP.HCM (79 cơ sở), Đồng Nai (40) và Bình Dương (20). Trong khi các địa phương vùng khó khăn như: Tây Ninh, Bình Phước, cơ sở đào tạo nghề còn rất yếu. Hai địa phương này không có trường cao đẳng nghề, chỉ có 1 trường trung cấp nghề và 6 trung tâm dạy nghề. Thực tế, nhu cầu đào tạo nghề tại hai địa phương này khá lớn. Những năm gần đây, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, số lượng lao động ở các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Nhưng do nguồn lao động địa phương không đáp ứng đủ yêu cầu, nên hai địa phương trên phải linh động tuyển dụng một lượng lớn lao động ở khu vực Bắc Trung bộ.

Theo đại diện của Tổng cục dạy nghề - Bộ LĐTB & XH, cần phải tiến hành quy hoạch lại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực dựa trên yêu cầu và đặc điểm của từng tỉnh. Mỗi trường có thể đào tạo nhiều nghề, nhiều lĩnh vực nhưng phải lựa một đến hai nghề “nóng” mà địa phương đang có nhu cầu. Phối hợp liên kết đào tạo với các trường quốc tế có uy tín nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao. Về vấn đề này, Phó Thủ tướng khẳng định, đào tạo nghề ở nước ta chưa phải là thế mạnh so với các nước trong khu vực nên cần có quy hoạch hợp lý. Chú trọng đào tạo những nghề chất lượng cao, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đầu tư trọng điểm thì chi phí phải cao mới có vốn để tái đầu tư, nên các cơ sở dạy nghề phải chủ động, chứ không nên ỉ lại vào nguồn vốn của nhà nước. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm vừa hỗ trợ về kinh phí vừa tạo điều kiện cho cơ sở dạy nghề. Hai bên phải có sự phối hợp để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạt yêu cầu.

Theo bảng thống kê kinh phí dự án “tăng cường năng lực dạy nghề” giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ kế hoạch và Đầu tư, vùng Đông Nam bộ đầu tư thấp nhất, chỉ chiếm 5% so với cả nước.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất