| Hotline: 0983.970.780

Nam Định yêu cầu khắc phục sự cố 30ha rừng ngập mặn… khát nước

Chủ Nhật 28/04/2024 , 10:18 (GMT+7)

Nam Định thành lập tổ công tác kiểm tra thực trạng gần 30ha rừng ngập mặn đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư khắc phục sự cố.

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Hữu, ngay sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh thực trạng gần 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng) bị ảnh hưởng bởi công trình kênh xả thải của Khu công nghiệp Rạng Đông vừa đưa vào vận hành khiến nước thủy triều không có đường vào, ra dẫn tới khu vực rừng này bị thiếu nước, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với UBND huyện Nghĩa Hưng, UBND xã Nghĩa Lợi và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Rạng Đông tiến hành kiểm tra hiện trạng rừng phòng hộ khu vực phía đông kênh thoát nước thải Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông.

Nội dung kiểm tra cho thấy, khu vực phía đông kênh thoát nước có gần 30 ha rừng ngập mặn phòng hộ do UBND xã Nghĩa Lợi và UBND xã Phúc Thắng quản lý. Hiện tại, các diện tích bãi bồi có rừng ngập mặn vẫn được duy trì độ ẩm bãi, cây rừng vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường, chưa có hiện tượng cây rừng ngập mặn bị chết do ngập úng hoặc thiếu nước.

Gần 30ha rừng ngập mặn tại Nghĩa Hưng không có nước triều vào - ra trong một tháng qua. Ảnh: Kiên Trung.

Gần 30ha rừng ngập mặn tại Nghĩa Hưng không có nước triều vào - ra trong một tháng qua. Ảnh: Kiên Trung.

Tại thời điểm kiểm tra, nước thuỷ triều thấp và đang rút, mực nước chênh giữa hai bên bờ kênh khoảng 20 - 30 cm. Theo báo cáo của UBND xã Nghĩa Lợi, khi kiểm tra vào các thời điểm triều cường, mực nước biển 2 bên bờ kênh chênh nhau khoảng 50 - 60 cm.

Như vậy, lượng nước thuỷ triều lưu thông ra, vào khu vực phía đông kênh thoát nước bị chậm lưu thông so với chế độ thuỷ triều tự nhiên.

Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện tốt cho khu rừng ngập mặn nói trên cần có lượng nước lưu thông tự nhiên theo chế độ thủy triều để không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển hoặc làm chết cây rừng. Do đó cần có phương án đảm bảo lưu thông nước tự nhiên theo chế độ thuỷ triều vào khu vực rừng ngập mặn.

Sở NN-PTNT Nam Định yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Rạng Đông khẩn trương có giải pháp bổ sung để lưu thông nước tự nhiên vào khu vực rừng ngập mặn nói trên theo đúng cam kết.

Kênh xả thải Khu công nghiệp Rạng Đông được cho là nguyên nhân dẫn tới việc ngăn thủy triều vào - ra đối với khu rừng ngập mặn nói trên. Ảnh: K.Trung.

Kênh xả thải Khu công nghiệp Rạng Đông được cho là nguyên nhân dẫn tới việc ngăn thủy triều vào - ra đối với khu rừng ngập mặn nói trên. Ảnh: K.Trung.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng Hoàng Trọng Nghĩa cho biết, hiện tại chủ đầu tư đã tiến hành gia cố 2 cửa cống (mỗi cửa cống có 3 ống dẫn đường kính 1,2 mét) để tạo đường cho nước triều vào – ra khu vực rừng ngập mặn nói trên.

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải nghiên cứu phương án nạo vét một con lạch ở khu vực kế bên để làm đường dẫn cho nước triều ra vào, cung cấp nước cho rừng ngập mặn.

Hiện tượng 28,5ha rừng trang ngập mặn tại huyện Nghĩa Hưng bị khô cạn, không có nguồn nước biển tự nhiên ra - vào theo chế độ thủy triều xuất hiện khoảng giữa tháng 3/2024 khi kênh xả thải của Khu công nghiệp Rạng Đông hợp long đưa vào vận hành. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nam Định Mai Quang Tuấn cho biết, nếu nguyên nhân do công trình này gây ra, chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục sự cố.

Những thảm rừng phòng hộ xanh tốt tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Ảnh: K.Trung.

Những thảm rừng phòng hộ xanh tốt tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Ảnh: K.Trung.

Trước khi kênh thoát nước được xây dựng, Nam Định cũng đã yêu cầu chủ đầu tư cam kết bằng văn bản về việc đảm bảo thoát nước khu vực rừng phòng hộ cạnh dự án kênh; nếu cây rừng phòng hộ trên bị ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và chết do nguyên nhân xây dựng và vận hành kênh thoát nước, công ty sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Khu rừng ngập mặn đang bị ảnh hưởng chủ yếu là cây trang có tuổi đời gần 30 năm, nằm trong dự án “Trồng rừng ngập mặn - giảm nhẹ rủi ro, thảm họa” giai đoạn 1997 - 2015 do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch - Nhật Bản tài trợ.   

Tại tỉnh Nam Định, dự án này được triển khai tại 16 xã ven biển thuộc các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy với tổng diện tích rừng ngập mặn trồng mới, trồng dặm, trồng xen lên tới 2.100ha.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm