| Hotline: 0983.970.780

Hai tia sáng trong 'mùa đông' gọi vốn thứ 2 với các startup Việt

Thứ Hai 29/04/2024 , 15:22 (GMT+7)

Sau kỷ lục được xác lập năm 2021, vốn đầu tư vào các startup Việt đã có năm giảm thứ 2 liên tiếp cả về quy mô đầu tư và số lượng dự án.

Theo Báo cáo đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 vừa được Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố, năm 2023, các startup Việt Nam đã nhận được tổng vốn đầu tư là 529 triệu USD trong 122 thương vụ, lần lượt giảm 17% về giá trị và 9% về số dự án so với năm 2022.

Như vậy, kể từ cột mốc kỷ lục năm 2021, Việt Nam đã trải qua 2 năm liên tiếp có sự sụt giảm cả về số lượng thương vụ và giá trị đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Đây có thể xem là kết quả đã được dự báo từ trước, khi năm 2023 tiếp tục là một năm nhiều khó khăn của kinh tế thế giới cũng như trong nước. Tuy nhiên, nếu so với mức giảm 35% của tổng số vốn đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu, mức giảm 17% cho thấy thị trường Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn riêng và đang khá vững vàng trước rất nhiều thách thức ở thị trường vốn.

Xét tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ ba về số lượng thương vụ đầu tư và giành lại vị trí thứ ba về tổng giá trị đầu tư. Singapore tiếp tục là quán quân dẫn đầu cả về số lượng thương vụ và tổng giá trị đầu tư; theo sau là Indonesia.

Điểm sáng từ dòng vốn vào lĩnh vực công nghệ y tế - giáo dục

Theo báo cáo, trong năm 2023, lĩnh vực Y tế nhận được số tiền đầu tư cao kỷ lục, tăng vọt 391% so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành mảng được đầu tư nhiều nhất với trị giá 184 triệu USD. Cùng với đó, lĩnh vực giáo dục cũng nhận số vốn cao kỷ lục, tăng 107% so với cùng kỳ, đạt trị giá 67 triệu USD. 

Kinh tế phát triển, thu nhập người dân ngày càng gia tăng, cùng với đó là sự già hóa dân số và nhận thức về sức khỏe được nâng cao đã tạo ra dư địa lớn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc men chất lượng, "thông minh" hơn mà hiện tại vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.

Trong đó, healthtech (công nghệ y tế) trở thành tâm điểm đầu tư mới, khi nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến ngày càng tăng do sự tiện lợi và thói quen hạn chế tiếp xúc trực tiếp phần nào vẫn được duy trì sau dịch.

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ngay đầu năm 2023, chỉ trong chưa đầy một tháng, 2 startup lĩnh vực healthtech tại Việt Nam đã liên tiếp công bố gọi vốn thành công với tổng số tiền hàng chục triệu USD.

Cụ thể, giữa tháng 2/2023, BuyMed - một startup chăm sóc y tế vận hành nền tảng Thuocsi.vn, phân phối dược phẩm trực tiếp theo mô hình B2B tuyên bố gọi vốn thành công 33,5 triệu USD cho vòng vòng Series B.

Tới giữa tháng 3, tới lượt Medigo - startup có trụ cột là ứng dụng tư vấn sức khỏe, hỗ trợ dịch vụ giao thuốc 24/7... thông báo huy động thành công 2 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A.

Và chỉ hai tháng sau, ngay đầu tháng 5, Buymed - một startup thương mại điện tử ngành dược cũng công bố gọi vốn thành công 51,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B. Trước đó, vào năm 2019, startup này đã huy động thành công 500 nghìn USD ở vòng hạt giống. Sau đó là 2,5 triệu USD ở vòng pre-series A. Và gần nhất, vào đầu năm 2021 là 9 triệu USD ở vòng Series A.

Nguồn: Edu 4.0

Nguồn: Edu 4.0

Với Edtech (công nghệ giáo dục), trong năm 2023, lĩnh vực này cũng gặt hái được không ít "quả ngọt" khi giáo dục luôn được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ đối với con cái. Và ở tầm vĩ mô, Chính phủ cũng rất ủng hộ hình thức học tập này, thông qua việc đặt mục tiêu đến 2030 sẽ phủ đào tạo trực tuyến đến 90% trường đại học, 80% trường trung học phổ thông và cơ sở dạy nghề. 

Vào tháng 4/2023, Prep  - startup chuyên cung cấp khóa học trực tuyến và giải pháp thi thử như IELTS, TOEIC..., tuyên bố huy động được 1 triệu USD vòng hạt giống. Cùng thời điểm, MindX - startup chuyên đào tạo kỹ năng công nghệ, lập trình cho người Việt tuyên bố nhận đầu tư 15 triệu USD vòng Series B từ Kaizenvest có trụ sở tại Singapore. 

Giữa tháng 5/2023, TEKY tuyên bố gọi vốn thành công 5 triệu USD từ quỹ đầu tư Sweef Capital của Singapore với sự tham gia của Strategic Year Holdings. Kết quả này nâng tổng số tiền gọi được của startup giáo dục cung cấp khóa học STEAM lên 10 triệu USD sau 7 năm thành lập. 

Cũng trong tháng này, VUIHOC công bố nhận được đầu tư 6 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do TNB Aura dẫn đầu. Trước đó, năm 2021, startup này nhận được vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures. Năm 2022, tiếp tục huy động thành công 2 triệu USD từ quỹ đầu tư Bace Capital do Ant Group hậu thuẫn.

Đáng chú ý, theo báo cáo "Những công ty Edtech hàng đầu thế giới năm 2024" vừa được Time & Statista công bố, VUIHOC cũng là đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á xuất hiện trong danh sách này.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm