| Hotline: 0983.970.780

Phó TGĐ Cty UNI-Prensident, ông Jie-Cheng Chuang: VN có quá nhiều DN sản xuất thức ăn, thuốc thú y nhỏ...

Chủ Nhật 27/01/2008 , 13:26 (GMT+7)

Tiếp tục câu chuyện con tôm thẻ chân trắng (TCT), lần này NNVN đặt lên bàn lãnh đạo một công ty có vốn đầu tư nước ngoài để lắng nghe sự chia sẻ và nhận định về tương lai của con tôm VN.

Hiện nay việc cung ứng, kiểm soát giống TCT ở các địa phương chưa chặt chẽ, trong khi có nhiều ý kiến cho rằng nên cho nuôi TCT ở ĐBSCL. Quan điểm của ông ra sao?

 Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia phát triển TCT đã lâu, còn VN chỉ mới nuôi thời gian gần đây. Nhà nước cũng mới cho phát triển TCT từ Bình Thuận đổ ra các tỉnh phía Bắc. Bởi sau khi nuôi tôm sú khó khăn do dịch bệnh, người dân đã thích nuôi TCT hơn vì lời nhiều, giá thành thấp. Tôi nghĩ quy luật phát triển này thật khó cưỡng lại.

Tuy nhiên TCT đa số được nhập về từ Trung Quốc lại chủ yếu là giống tạp, mang nhiều mầm bệnh. Con TCT từng nuôi ở ĐBSCL, miền Trung bị thất bại cái chính vẫn là do con giống, kinh nghiệm quản lý và người ta áp dụng cách nuôi tôm sú cho TCT.

Phải chăng đó là lí do Uni-President VN có ý định sản xuất giống TCT trong năm 2008? 

Chúng tôi sẽ nhập giống TCT sạch bệnh từ Mỹ, sản xuất giống cung cấp cho các vùng nuôi tôm vào đầu tháng 4/2008. Dự kiến mỗi năm chúng tôi sẽ cung cấp 600 triệu con giống cho người nuôi. Tôi nghĩ nếu Bộ NN-PTNT cho nuôi ở ĐBSCL thì chúng tôi sẽ cùng với Bộ tổ chức những chuyên đề về quy trình nuôi TCT. Chúng tôi cũng xây dựng những trang trại điểm để người dân học hỏi, và đến tận nơi để giúp người dân.

Theo tôi, ĐBSCL chỗ nào cũng có thể nuôi được TCT. Vấn đề là nhà nước quản lý như thế nào cho hiệu quả vì tôm sú, TCT cùng gộp bệnh lại thì càng khó khăn cho ngành chăn nuôi. Trong tình hình hiện nay, thị trường TCT trên thế giới rất cạnh tranh, vì vậy Bộ NN-PTNT nên tính toán mở rộng vùng nuôi có kiểm soát. Nếu chỉ chú trọng tôm sú phải tìm được đầu ra và có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Hơn nữa, bệnh trên tôm sú đang là vấn đề nóng bỏng và chưa thể khống chế, vì người ta không thể đem con tôm sú mẹ mang từ biển vào để mổ xét nghiệm!

Nhưng quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ và việc kiểm soát vùng nuôi sao cho an toàn đang là nỗi lo của nhà quản lý khi truy xuất nguồn gốc?

Đây là vấn đề khó nhất của nhà quản lý và cả người dân. Ở Đài Loan có những bộ phận hay đến siêu thị để lấy mẫu cá, thịt phân tích. Trong trường hợp có dư lượng kháng sinh thì họ truy xuất được nguồn gốc ngay. Tại Thái Lan, người ta cũng thông qua các công ty đông lạnh, nhà sản xuất thức ăn, thuốc thú y… để hướng dẫn cho người bán hàng, người sản xuất. Khi phát hiện có dư lượng kháng sinh, họ phản hồi để thông qua đó người dân ý thức hơn.

Tôi nghĩ VN cần tăng cường các trang thiết bị hiện đại để có điều kiện phân tích, kiểm soát tồn dư kháng sinh trên thịt, cá. Bên cạnh đó phải cải tiến con giống và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

Hiện các cơ quan quản lý cũng đặt ra vấn đề DN sản xuất thuốc thú y phải hoàn thành GMP trong năm 2008, một số sản phẩm chậm nhất đến năm 2012. Từ thực tế các nước, ông có thể nói rõ thêm vấn đề này?

Nhà nước đưa ra những chính sách như GMP thì chắc là có sự bàn tính kĩ càng. Quan điểm của cá nhân tôi chỉ cho rằng muốn có sản phẩm an toàn phải có bốn bên cùng tham gia, đó là Nhà nước-công ty sản xuất thức ăn-công ty sản xuất thuốc thú y-công ty đông lạnh các mặt hàng thủy hải sản.

Đơn cử như Thái Lan cập nhật các tiến bộ kĩ thuật, hỗ trợ rất nhiều thông tin cho DN làm ISO, GMP. Hoặc họ tạo điều kiện để người chăn nuôi hạ giá thành, nâng sức cạnh tranh. VN có nhiều DN nước ngoài làm được những mục tiêu trên nhưng làm theo hệ thống nào, quy định nào phải đưa ra sớm để các DN tiếp cận. Đau đầu nhất ở VN là có quá nhiều DN sản xuất thức ăn, thuốc thú y nhỏ lẻ.

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.