| Hotline: 0983.970.780

Phối hợp vận hành công trình Cái Lớn - Cái Bé để phòng chống hạn, mặn

Thứ Ba 04/04/2023 , 11:29 (GMT+7)

ĐBSCL Đơn vị vận hành thủy lợi các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng cùng phối hợp để vận hành hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé.

Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam (Bộ NN-PTNT) cùng Sở NN-PTNT và Chi cục Thủy lợi các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu họp bàn về công tác phối hợp trong quản lý vận hành, khai thác hệ thống Cái Lớn – Cái Bé và Quản lộ Phụng Hiệp. Ảnh: Trọng Linh.

Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam (Bộ NN-PTNT) cùng Sở NN-PTNT và Chi cục Thủy lợi các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu họp bàn về công tác phối hợp trong quản lý vận hành, khai thác hệ thống Cái Lớn – Cái Bé và Quản lộ Phụng Hiệp. Ảnh: Trọng Linh.

Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy Lợi miền Nam (Bộ NN-PTNT) cùng Chi cục Thủy Lợi các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu vừa họp bàn về công tác phối hợp trong quản lý vận hành, khai thác hệ thống Cái Lớn - Cái Bé và Quản lộ Phụng Hiệp. Đồng thời, trao đổi về quy chế phối hợp trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi liên tỉnh vùng ĐBSCL.

Dự báo, xâm nhập mặn mùa khô 2022 - 2023 sẽ đến sớm và có thể có diễn biến bất thường do vận hành thủy điện làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân ven biển vùng ĐBSCL.Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng được dự báo ít nghiêm trọng hơn so với năm hạn mặn lịch sử 2019 - 2020.

Ông Lai Thanh Ẩn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu trình bày tại cuộc họp. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lai Thanh Ẩn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu trình bày tại cuộc họp. Ảnh: Trọng Linh.

Theo ông Lai Thanh Ẩn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu: Nhằm bảo đảm nguồn nước tưới cho vụ lúa đông xuân 2022 - 2023, vụ hè thu 2023, ngành nông nghiệp Bạc Liêu đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn mặn; tăng cường khảo sát, đánh giá xâm nhập mặn trên các tuyến kênh chính; kịp thời thông báo cho người dân biết để chủ động trong sinh hoạt và sản xuất.

Bạc Liêu sẽ tiếp tục phối hợp tốt với tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang và Cà Mau để vận hành có hiệu quả hệ thống cống đầu mối, cống phân ranh mặn - ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp (lúa, tôm…) đạt hiệu quả. Đồng thời, phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam vận hành hiệu quả cống Âu thuyền Ninh Quới để đảm bảo ngăn được mặn xâm nhập lên Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) và tiếp được nước ngọt sông Hậu về phục vụ vụ lúa đông xuân trên địa bàn tỉnh.

Các địa phương cần phối hợp thống nhất trong cách vận hành các hệ thống công trình thủy lợi. Ảnh: Trọng Linh.

Các địa phương cần phối hợp thống nhất trong cách vận hành các hệ thống công trình thủy lợi. Ảnh: Trọng Linh.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu cho biết, để giảm thiểu những tác động do tình hình hạn mặn và thiếu nước trong sản xuất, bảo vệ vụ mùa cho người dân, Chi cục đã chủ động phối hợp với các địa phương nạo vét các tuyến kênh chính, nội đồng; bố trí, sắp xếp thời gian vận hành các cống phân ranh để điều tiết nước mặn - ngọt cho các vùng chuyên canh và luân canh, đảm bảo việc sản xuất lúa, nuôi tôm của người dân.

Ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng cho biết: Tính đến cuối tháng 3/2023, tại các vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng như thị xã Vĩnh Châu, vùng nuôi tôm của huyện Mỹ Xuyên trên sông Mỹ Thanh chưa đủ độ mặn đáp ứng như cầu nuôi tôm của người dân. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do thời tiết diễn biến bất thường, ngoài ra nước ngọt trên tuyến kênh Quản lộ Phụng Hiệp đổ về đột ngột, xâm nhập sâu khiến nước không đủ độ mặn nuôi tôm.

Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam cùng đoàn kiểm tra tại cống Âu thuyền Ninh Quới. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam cùng đoàn kiểm tra tại cống Âu thuyền Ninh Quới. Ảnh: Trọng Linh.

Trước tình hình trên, Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng rất cần sự phối hợp với các tỉnh lân cận, giữa các địa phương trong tỉnh để vận hành hợp lý các hệ thống công trình nhằm tạo điều kiện tốt nhất nâng độ mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam cho biết, hiện chi nhánh ĐBSCL đang được giao quản lý, vận hành 5 công trình thủy lợi lớn, gồm: Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô (Kiên Giang), cống Vũng Liêm (Vĩnh Long) và cống Âu thuyền Ninh Quới (Bạc Liêu). Đối với các công trình tại Kiên Giang, khi vận hành có một số bất cập phát sinh do hạ lưu cống Cái Lớn, Cái Bé các công trình hạ tầng chưa đảm bảo nên dễ bị ngập lụt. Vùng ven biển Tây chưa được đầu tư đủ các công trình đồng bộ, khép kín nên chưa hoàn toàn chủ động kiểm soát được nguồn nước.

Ông Việt Anh khẳng định cần có quy chế phối hợp trong vận hành hệ thống cống Cái Lớn, Cái Bé giữa đơn vị và các tỉnh trong vùng dự án. Đồng thời kiến nghị cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trên tuyến đê biển do địa phương quản lý và công trình nội đồng để đồng bộ, khép kín, phát huy hết hiệu quả của hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé. Các địa phương trong vùng dự án cần tuân thủ khung lịch thời vụ được ngành nông nghiệp khuyến cáo

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Trung Chánh.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé gồm các công trình chính: Cống Cái Lớn, cống Cái Bé và đê nối với Quốc lộ 61; 8 cống hở dọc tuyến đê biển An Biên – An Minh; hệ thống quan trắc, giám sát tự động. Ngoài ra, còn có hợp phần mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé có 4 nhiệm vụ: Thứ nhất, kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên cho vùng hưởng lợi 384.120ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241ha.

Thứ hai, kết hợp với tuyến đê biển Tây, tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm thiệt hại do hạn, mặn xâm nhập. Thứ ba, góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa trong những năm ít mưa… Thứ tư, kết hợp phát triển hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

Cống Cái Bé vận hành kiểm soát từ đầu tháng 2/2021, cống Cái Lớn và Xẻo Rô vận hành từ tháng 8/2021. Việc vận hành cống Cái Lớn, Cái Bé kết hợp với các cống ven biển An Biên, An Minh và các cống ven sông Cái Lớn, Cái Bé để điểu tiết nguồn nước đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ của dự án, phục vụ tốt cho các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, ngọt – lợ luân phiên, mặn – lợ.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nội chuyển rét từ ngày mai

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Hà Nội chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất ở mức 18 độ C. Gió Đông Bắc mạnh cấp 2-3, nhiều nơi có mưa rào rải rác.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.