| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống Covid-19 tại Hải Phòng: Trên ‘thông, dưới không ‘thoáng’

Thứ Bảy 04/04/2020 , 10:13 (GMT+7)

Quan điểm của TP Hải Phòng về phòng chống dịch Covid-19 đã rõ và rất quyết liệt. Tuy nhiên quá trình thực hiện 1 số nơi vẫn “máy móc”.

Linh động, không để "ngăn sông cấm chợ"

Đó là quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Hải Phòng liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc.

Chỉ đạo của lãnh đạo TP Hải Phòng là linh động, không

Chỉ đạo của lãnh đạo TP Hải Phòng là linh động, không "ngăn sông cấm chợ". Ảnh: Đinh Mười.

Cụ thể, ngay tại hội nghị triển khai Chỉ thị số 16, ông Lê Văn Thành – Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã khẳng định thành phố thực hiện nghiêm túc việc cách ly trên từng địa bàn theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chưa cấm việc đi lại giữa các tỉnh, trong nội bộ thành phố, giữa các phường với nhau. Đồng thời yêu cầu các chốt kiểm soát ra vào thành phố phải linh động để lưu thông hàng hóa, duy trì sản xuất, ổn định đời sống, tránh tình trạng "ngăn sông cấm chợ" trong dịch Covid-19.

Về vấn đề này, UBND TP Hải Phòng cũng đã có văn bản liên quan đến việc ra vào thành phố. Theo đó, các chốt kiểm soát ra vào Hải Phòng sẽ chỉ cho các xe thực hiện công vụ, xe đưa đón công nhân, xe chở chuyên gia, xe chở hàng, xe container được ra vào thành phố. Những xe được ra vào này sẽ phải làm khai báo y tế, đo thân nhiệt tại các chốt kiểm soát. Riêng chuyên gia nước ngoài khi vào Hải Phòng sẽ phải lưu trú lại 15 ngày.

Đối với người tại tỉnh, thành khác nếu không có lý do đặc biệt sẽ được yêu cầu quay xe, không được vào Hải Phòng, đối với người đang lưu trú ở Hải Phòng cũng không ra khỏi thành phố nếu không cần thiết. Những xe chở người không có hộ khẩu thường trú ở Hải Phòng được ưu tiên cho ra khỏi thành phố.

Thông tin với NNVN, ông Phạm Hưng Hùng – Chánh Văn phòng UBND TP cho hay: “Tất cả các xe chở hàng đều đi bình thường, hoàn toàn không có kiểm soát về xe, chỉ kiểm tra thân nhiệt tài xế. Lưu thông hàng hóa không có hạn chế”.

Phải quay đầu vì không có lí do chính đáng

Nhiềuc xe 4 chỗ chở nguyên liệu phục vụ sản xuất vào Hải Phòng qua chốt số 3 (Dương Kinh) phải quay đầu vì cho rằng không có lí do cần thiết. Ảnh: Đinh Mười.

Nhiềuc xe 4 chỗ chở nguyên liệu phục vụ sản xuất vào Hải Phòng qua chốt số 3 (Dương Kinh) phải quay đầu vì cho rằng không có lí do cần thiết. Ảnh: Đinh Mười.

Chính phủ đã có chỉ đạo, quan điểm của TP đã rõ, vậy nhưng, quá trình thực hiện nhiệm vụ tại 1 số chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 ở các của ngõ ra vào thành phố, vẫn có những phản ánh cho rằng cứng nhắc, gây trở ngại cho vận chuyển nguyên liệu sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Cụ thể, tại chốt chặn, kiểm soát người trên ô tô di chuyển từ hướng Hải Dương vào địa phận Hải Phòng trên quốc lộ 5, ngày 2/4, PV ghi nhận, ngoại trừ các xe container không phải bị kiểm soát, còn lại hầu như các loại xe tải, xe con đều phải thực hiện kiểm tra. Trừ xe chở công nhân, xe chở chuyên gia, xe thực thi công vụ, các xe ngoại tỉnh hầu như phải quay đầu.

Một lái xe chở vật liệu xây dựng từ Phú Thọ về Hải Phòng, tại địa bàn Hải Phòng đã phải kiểm tra y tế 3 lần. Ảnh: Đinh Mười.

Một lái xe chở vật liệu xây dựng từ Phú Thọ về Hải Phòng, tại địa bàn Hải Phòng đã phải kiểm tra y tế 3 lần. Ảnh: Đinh Mười.

Anh Lê Văn Hồng, làm việc tại một công ty lắp máy chở thiết bị sửa chữa máy cho một doanh nghiệp sản xuất đồ bảo hộ y tế ở Hải Phòng, bị yêu cầu quay xe, cho biết: “Sau khi kiểm tra, chốt kiểm soát nói chúng tôi không được vào nhưng hàng hóa thì không chậm được nên đành chờ ở đây xem có phương án nào chuyển tải thiết bị cho khách hàng không”.

Chiều 3/4, tại chốt kiểm soát dịch số 3 (Trạm thu phí Dương Kinh), ghi nhận của PV cho thấy những xe tải chở hàng hóa đã được thông hành, tuy nhiên với những xe 4 chỗ, 7 chỗ nếu chở hàng hóa phục vụ cho doanh nghiệp vẫn bị yêu cầu quay đầu, không được vào TP.

Tại điểm dừng xe phía trước chốt kiểm soát liên ngành khoảng 50m, khoảng 4-5 chiếc xe ô tô biển ngoại tỉnh dừng đỗ nhưng chỉ duy nhất 1 trường hợp khai báo y tế (có giấy giới thiệu), còn các trường hợp khác mỗi người đứng 1 góc cầm điện thoại cứu trợ.

Nhiều xe 4 chỗ, 7 chỗ dừng đỗ rất lâu cách tổ công tác liên ngành tại chốt kiểm dịch số 3 (Trạm thu phí Dương Kinh) khoảng 50m nhưng chỉ thấy 1 trường hợp khai báo y tế. Ảnh: Đinh Mười.

Nhiều xe 4 chỗ, 7 chỗ dừng đỗ rất lâu cách tổ công tác liên ngành tại chốt kiểm dịch số 3 (Trạm thu phí Dương Kinh) khoảng 50m nhưng chỉ thấy 1 trường hợp khai báo y tế. Ảnh: Đinh Mười.

Khi được hỏi, anh Trần Văn Sâm – một lái xe 7 chỗ bị yêu cầu quay đầu xe cho hay: “Em lái xe cho Công ty bao bì Fi ở KCN Đồng Văn, Hà Nam, xe của em có 2 người, em qua KCN Đồ Sơn giao cho bên đó 1 ít mẫu bao bì. Dù đã trình bày lí do nhưng lực lượng chức yêu cầu quay đầu. Bọn em chờ người trong đó ra lấy mẫu rồi bọn em phải quay lại”.

Về vấn đề này, khi PV hỏi những người làm nhiệm vụ tại chốt thì người phụ trách chốt tỏ ra khó chịu, không thông tin bất cứ vấn đề gì liên quan đến hoạt động kiểm soát phương tiện lưu thông tại chốt đồng thời liên tục hỏi PV đã tác nghiệm xong chưa.

Những tổ kiểm dịch kiểu đối phó (?!)

Những ngày qua, các chốt, trạm gác kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại các tổ dân phố, thôn, xóm tại Hải Phòng về cơ bản đã thực hiện đồng loạt, chặt chẽ, kịp thời các biện pháp. Mọi di biến động, những trường hợp ra vào địa phương được kiểm soát chặt chẽ.

Không hiếm những tổ kiểm soát phòng chống dịch chỉ có 1 vài người ngồi trực chốt. Ảnh: Đinh Mười.

Không hiếm những tổ kiểm soát phòng chống dịch chỉ có 1 vài người ngồi trực chốt. Ảnh: Đinh Mười.

Sau khi có Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện 1 số giải pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, các tổ công tác này được bổ sung thêm lực lượng tối đa lên đến 20 người, chia thành 4 ca/1 ngày, ngoài những lực lượng nòng cốt là cựu chiến binh, đảng viên, Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố… những lực lượng thanh niên xung kích cũng được bổ sung.

Tuy nhiên, tình trạng các tổ kiểm dịch tại các thôn, tổ dân phố chỉ có 1, 2 người, không kiểm tra thân nhiệt người qua lại không phải là hiếm. Thậm chí có chốt, người trực bỏ trống chốt trực không rõ lí do.

Đơn cử như tại tổ công tác kiểm soát phòng chống dịch tổ dân phố Quang Trung, phường Phan Bội Châu, thời điểm PV ghi nhận chỉ có 1 người cao tuổi ngồi trực và vị trí nằm ở vỉa hè, không đầu đường hoặc đầu ngõ. Không thấy kiểm soát ra vào, cũng không đo thân nhiệt.

Một tổ kiểm soát phòng chống dịch tại quận Dương Kinh vắng bóng người. Ảnh: Đinh Mười.

Một tổ kiểm soát phòng chống dịch tại quận Dương Kinh vắng bóng người. Ảnh: Đinh Mười.

Ghi nhận những điểm xung quanh tại phường Hải Thành (Dương Kinh) thậm chí 1 số đoạn đường bị ngăn lại hạn chế người đi đường và hướng dẫn người dân đi vào lối chính nhưng tại các chốt kiểm tra chính cũng chỉ lèo tèo 2, 3 người chốt trực.

Chị Lê Hà Phương ở quận Lê Chân cho biết: “Tôi đi qua chốt ở con đường lớn từ Võ Nguyên Giáp vào đường Thiên Lôi, có thấy chốt chặn ngay đường chính, có người trực mà chẳng thấy ai đo nhiệt độ gì, cũng không thấy kiểm tra gì. Giả sử có người nhiễm bệnh, người lại, người sốt đi qua cũng không hề nắm được”.

Khi được hỏi, nhiều người dân tại các địa bàn khác nhau khi được hỏi cũng phản ánh rằng các chốt này ít kiểm tra y tế, lực lượng mỏng, kiểm soát còn lỏng lẻo.

Ghi nhận thực tế tại 1 số nơi cho thấy việc kiểm soát lỏng lẻo tại các tổ kiểm dịch ở cấp thôn, tổ dân phố là có cơ sở, có tổ kiểm soát dịch bệnh chỉ có 1 2 người, không kiểm tra thân nhiệt người qua lại, thậm chí có chốt, người trực bỏ trống chốt trực không rõ lí do.

Rào chắn đường tại quận Đồ Sơn. Ảnh: Đinh Mười.

Rào chắn đường tại quận Đồ Sơn. Ảnh: Đinh Mười.

Thiết nghĩ, chủ trương thành lập hơn 2.500 chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại các tổ dân phố, thôn, xóm là đúng, thực sự cần thiết. Tuy nhiên việc triển khai ngoài những nơi làm tốt thì vẫn còn việc đối phó hoặc chưa thực sự trách nhiệm.

Do đó, nếu tình trạng này diễn ra lâu, e rằng chủ trương đúng đắn của TP Hải Phòng và mục đích khi thành lập các tổ kiểm soát dịch Covid-19 tại các tổ dân phố, các thôn xóm rất dễ bị "phá sản" nếu dịch bệnh thực sự xâm nhập vào Hải Phòng.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm