| Hotline: 0983.970.780

Phong tỏa khiến hàng triệu phụ nữ đối mặt nguy cơ có thai ngoài ý muốn

Thứ Năm 09/04/2020 , 17:25 (GMT+7)

Phải ở nhà với chồng và những người khác, hàng triệu phụ nữ đối mặt nguy cơ mang thai ngoài ý muốn...

Một phụ nữ cầm vỉ thuốc tránh thai, ở Harare, Zimbabwe, ngày 9/4/2020. Ảnh: Tsvangirayi Mukwazhi/AP.

Một phụ nữ cầm vỉ thuốc tránh thai, ở Harare, Zimbabwe, ngày 9/4/2020. Ảnh: Tsvangirayi Mukwazhi/AP.

Sự bùng nổ trẻ sơ sinh được dự đoán chỉ riêng ở châu Phi, ngay cả khi tỷ lệ sinh đã giảm ở nhiều quốc gia, sẽ khiến ​​lục địa 1,3 tỷ người tăng dân số gấp đôi vào năm 2050.

Những người gọi rơi nước mắt. Từng người một, phụ nữ trong các ngôi nhà trên khắp vùng nông thôn Zimbabwe đều khắc khoải: Khi nào các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trở lại?

Việc phong tỏa để ngăn chặn virus Corona lây lan đã khiến hàng triệu phụ nữ ở Châu Phi, Châu Á và nhiều nơi khác nằm ngoài tầm kiểm soát sinh đẻ cũng như nhu cầu sức khỏe sinh sản và tình dục khác. Ở nhà với chồng và những người khác, họ phải đối mặt với việc mang thai ngoài ý muốn và khó biết khi nào có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài một lần nữa.

Trong thời điểm bất ổn này, những người phụ nữ buộc phải “phong tỏa tử cung của họ”, Abebe Shibru, Giám đốc quốc gia của tổ chức Marie Stopes International tại Zimbabwe, nói với AP. “Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, không còn lựa chọn nào khác”.

Mười tám quốc gia ở châu Phi thiết lập lệnh phong tỏa toàn quốc, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi. Tất cả trừ những lao động thiết yếu hoặc người cần mua sắm thực phẩm hoặc chăm sóc sức khỏe, còn lại phải ở nhà trong nhiều tuần, có thể lâu hơn. Rwanda, quốc gia đầu tiên ở châu Phi hạ Sahara áp dụng phong tỏa, đã gia hạn thêm hai tuần, một dấu hiệu phòng ngừa cho những điều sắp xảy ra.

Ngay cả khi kế hoạch hóa gia đình có sẵn, các nhà cung cấp cho biết nhiều phụ nữ sợ mạo hiểm và bị lực lượng an ninh đánh đập hay buộc tội bất chấp các hạn chế mới. Trong khi đó, những dịch vụ tiếp cận cộng đồng, chìa khóa tiếp xúc với phụ nữ nông thôn, phần lớn dừng hoạt động để tránh lây nhiễm cộng đồng.

Liên đoàn Kế hoạch hóa gia đình Quốc tế, hay IPPF, trong một báo cáo mới vào ngày 9/4, cho biết, hơn một phần năm các phòng khám thành viên trên khắp thế giới đã đóng cửa vì đại dịch và các hạn chế liên quan. Hơn 5.000 phòng khám di động trên 64 quốc gia đóng cửa. Hầu hết diễn ra ở Nam Á và Châu Phi. Tuy vậy, Châu Mỹ Latinh và Châu Âu cũng chứng kiến ​​hàng trăm vụ đóng cửa phòng khám.

Từ Pakistan đến Đức đến Colombia, các thành viên của IPPF cho biết họ phải giảm quy mô xét nghiệm HIV và công tác ứng phó với bạo lực về giới. Đồng thời đối mặt với tình trạng thiếu các biện pháp tránh thai.

“Nhu cầu của họ không thể chờ đợi”, Tổng giám đốc của IPPF, Alvaro Bermejo nói về phụ nữ trong một tuyên bố, cầu xin sự giúp đỡ từ chính phủ quốc gia để giúp cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân cho phép vệ sinh vùng kín.

Tại châu Âu, 100 nhóm phi chính phủ hôm 8/4 kêu gọi các chính phủ đảm bảo dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong đại dịch, cho biết nhiều cơ sở đã giảm mạnh hoạt động hoặc đóng cửa.

Tại Zimbabwe, Marie Stopes đã cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho hơn 400.000 phụ nữ vào năm ngoái, Shibru nói, bao gồm việc ngăn chặn gần 50.000 ca phá thai không an toàn. Nhưng giờ đây, dịch vụ tiếp cận cộng đồng của tổ chức, phục vụ hơn 60% khách hàng, bị đình chỉ. Ngay cả khi một số phòng khám vẫn mở, lượng khách hàng giảm tới 70%.

Điều đó khiến cho một đất nước của đàn ông, không còn tự do làm việc trên đồng ruộng hay ở nơi khác, và không có sự xao nhãng nhờ thể thao, gắn với vợ trong nhiều tuần cho tới khi kết thúc phong tỏa.

“Chồng và vợ, họ có thể làm gì khác trong ngôi nhà đó?” Future Gwena, một nhân viên tiếp cận cộng đồng của Marie Stopes đề ra câu hỏi. “Tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều ca mang thai và thật không may, ngoài ý muốn. Hầu hết sẽ dẫn đến phá thai không an toàn, bạo lực gia đình. Cộng đồng của chúng tôi rất gia trưởng. Nếu có sự cố xảy ra trong nhà, thì đó là lỗi của mẹ, ngay cả khi người đàn ông khởi xướng nó”.

“Ngay cả trong thời gian bình thường, người phụ nữ muốn tìm kiếm biện pháp tránh thai phải được sự đồng ý của chồng”, ông Shibru nói.

Trong khi đó, hạn chế đi lại và sản xuất chậm lại ở châu Á do đại dịch đồng nghĩa với việc một số nhà cung cấp kế hoạch hóa gia đình đang chờ lô hàng thuốc tránh thai khẩn cấp cũng như nhiều mặt hàng khác khi nguồn cung trong nước cạn kiệt.

“Hôm nay tôi mong đợi một lô hàng từ châu Á, nhưng nó bị đình chỉ”, ông Shibru nói. “Tôi không biết làm thế nào để bù đắp sự thiếu hụt đó. Lô hàng đến hôm nay là để dùng trong sáu tháng tới. Thật bi kịch. Chúng tôi dự kiến có sự thiếu hụt lớn các biện pháp tránh thai ở các nước châu Phi. Kể cả bao cao su cũng vậy”.

Tại Uganda, Giám đốc quốc gia của Marie Stopes, Carole Sekimpi, cho biết họ không biết khi nào một lô hàng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ đến vì Ấn Độ, nguồn cung cấp chính, cũng đã áp lệnh phong tỏa. Họ đã hết hàng trong một tháng và cũng cần thuốc tránh thai.

“Hôm qua khi tôi nghe (hàng xóm) Kenya nói về việc phong tỏa ở Nairobi và (cảng) Mombasa, tôi nghĩ, Trời ơi, chuyện gì sẽ xảy ra với tất cả các chuyến hàng?”, bà Sekimpi nói. “Nói chung, có rất nhiều vấn đề”.

Bà Sekimpi lo lắng về những cô gái và phụ nữ bị giam cầm trong nhà với những kẻ có khả năng tấn công, thậm chí là chú hoặc anh em họ. Tổ chức của cô đã đình chỉ hoạt động tiếp cận cộng đồng, hoạt động cung cấp khoảng 40% dịch vụ. Các phòng khám vẫn mở thống kê lưu lượng khách hàng giảm khoảng 20%.

“Chúng tôi không thể gặp bạn nữa”, người gọi lo lắng nói với bà Sekimpi. “Những gì đang diễn ra?”

Người đàn ông mặc áo phông có quảng cáo về các biện pháp tránh thai, ở Harare, Zimbabwe, ngày 9/4/2020. Ảnh: Tsvangirayi Mukwazhi/AP.

Người đàn ông mặc áo phông có quảng cáo về các biện pháp tránh thai, ở Harare, Zimbabwe, ngày 9/4/2020. Ảnh: Tsvangirayi Mukwazhi/AP.

Ngay cả thủ đô Kampala cũng bị ảnh hưởng. Bà Sekimpi đến thăm một bệnh viện lớn do chính phủ điều hành ở đó vào đầu tuần (6/4), “nhưng khi đến đó, trái tim tôi tan vỡ do dịch vụ kế hoạch hóa gia đình bị đình chỉ với lý do chính đáng - tạo ra sự đông đúc”.

Bà dự đoán không chỉ bùng nổ sinh nở mà phá thai không an toàn cũng sẽ gia tăng. Cùng với đó là tình trạng những phụ nữ hoảng loạn tìm cách tháo vòng tránh thai hay cấy ghép tránh thai sớm hơn dự kiến ​​vì lo sợ không có nhân viên kế hoạch hóa gia đình nào giúp đỡ.

Ngay cả Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Uganda cũng lưu ý đến những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt, đã tweet rằng “Kinh nguyệt không tạm dừng vì đại dịch” và chia sẻ lời khuyên về cách làm băng vệ sinh có thể giặt được tại nhà.

Một loạt các vấn đề tương tự xảy ra trên khắp châu Phi, ông Shibru ở Zimbabwe cho biết, trích dẫn một cuộc gọi hàng ngày với giám đốc quốc gia ở Ethiopia, Kenya, Malawi, Madagascar và nhiều  nơi khác.

“Xem này, mọi thứ bây giờ đều bắt nguồn từ Covid-19”, ông nói. “Nhưng, sau Covid-19, một thảm họa khác sẽ tới là sức khỏe của phụ nữ, trừ khi làm điều gì đó ngay bây giờ”.

(Theo AP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm