| Hotline: 0983.970.780

Cập nhật dịch Covid-19 sáng 9/4: Các nước rục rịch nới phong tỏa

Thứ Năm 09/04/2020 , 09:03 (GMT+7)

Ngay trong khi số người chết đang tăng vọt, các chính phủ lại dõi theo chiến lược thoát khỏi phong tỏa.

“Để chấm dứt lệnh phong tỏa, chúng tôi sẽ không chuyển từ đen sang trắng mà đi từ màu đen sang màu xám”, nhà dịch tễ học hàng đầu người Pháp Jean-François Delfraissy nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh.

Ngay cả khi các trường hợp tử vong do virus Corona tiếp tục lan rộng khắp châu Âu, New York và các điểm nóng khác, Hoa Kỳ và các chính phủ khác đang dần bắt đầu hình dung một chiến lược thoát hiểm, đồng thời dự tính nới lỏng lệnh phong tỏa trong thận trọng nhằm hạn chế tai họa.

Trước động thái trên, các chính trị gia và quan chức y tế cảnh báo mạnh mẽ rằng trong khi tỉ lệ tử vong, nhập viện và nhiễm bệnh mới có thể chững lại ở những nơi như Italia, Tây Ban Nha và New York, cuộc khủng hoảng còn lâu mới kết thúc. Một làn sóng thảm khốc thứ hai có thể xảy ra lệnh phong tỏa được bỏ quá sớm.

Để nhắc nhở mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, cần nhớ rằng chính Thủ tướng Anh, "ông Borris Johnson đã trải qua đêm thứ hai trong phòng chăm sóc tích cực nhưng ổn định và đáp ứng với điều trị", người phát ngôn chính phủ Anh James Slack tuyên bố.

Hôm 8/4, lệnh phong tỏa tại Vũ Hán, thành phố công nghiệp Trung Quốc có 11 triệu dân nơi đại dịch khởi phát, được dỡ bỏ sau 76 ngày, cho phép mọi người ra vào thành phố.

Việc mở cửa trở lại được coi là một dấu hiệu tích cực nhưng cũng phản ánh các công cụ giám sát và quyền lực cưỡng chế của nhà nước Trung Quốc.

Cư dân Vũ Hán sẽ phải sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh cho thấy họ khỏe mạnh và không tiếp xúc gần đây với bất kỳ ai được xác nhận là có virus. Ngay cả khi đó, các trường học vẫn đóng cửa, mọi người vẫn được kiểm tra thân nhiệt và khuyến khích mạnh mẽ đeo khẩu trang

Tại Hoa Kỳ, với khoảng 14.600 ca tử vong và 420.000 ca nhiễm bệnh, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) xem xét thay đổi hướng dẫn tự cách ly để giúp công nhân trở lại làm việc dễ dàng hơn nếu họ không có triệu chứng.

Theo đó, "công nhân trong các lĩnh vực quan trọng sẽ được phép quay lại công việc nếu đo nhiệt độ hai lần một ngày và đeo khẩu trang", theo một nguồn tin giấu tên.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ, nói rằng chính quyền Trump đang thực hiện các kế hoạch cuối cùng để mở cửa trở lại và khởi động lại nền kinh tế trong bối cảnh mà những ánh mắt hy vọng rằng việc giữ khoảng cách xã hội đang hiệu quả trong ngăn chặn virus lây lan.

“Tổng thống nói không có nghĩa là chúng tôi sẽ làm điều đó ngay bây giờ”, ông Fauci nói trên Fox News. “Nhưng như vậy có nghĩa là chúng tôi cần phải chuẩn bị để dễ dàng thực hiện điều đó. Và có rất nhiều hoạt động đang diễn ra”.

Tại châu Âu, Thủ tướng Italia Giusseppe Conte dự kiến ​​sẽ công bố trong những ngày tới, việc phong tỏa cả nước sẽ  vẫn tồn tại nhưng với kỳ vọng rằng một số hạn chế có thể được nới lỏng. Các cuộc thảo luận được tập trung đầu tiên vào việc mở cửa thêm các ngành công nghiệp đất nước.

Các đề xuất được đưa ra ở Italia bao gồm việc cấp giấy chứng nhận miễn dịch, yêu cầu xét nghiệm máu kháng thể và cho phép những người lao động trẻ trở về trước, vì họ là những người ít bị tổn thương hơn với virus.

Ở Tây Ban Nha, Bộ trưởng Ngân sách María Jesús Montero nói rằng người Tây Ban Nha sẽ dần dần phục hồi cuộc sống bình thường của họ, từ ngày 26/4 trở đi, nhưng cảnh báo rằng việc dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa sẽ được “thực hiện theo trình để tránh dịch bệnh quay trở lại”.

Chính phủ đã rất kín tiếng về các biện pháp có thể được thực hiện một khi lệnh phong tỏa được nới lỏng, nhấn mạnh rằng chúng sẽ tuân theo yêu cầu của các chuyên gia.

Chính quyền Pháp cũng đã bắt đầu nói chuyện cởi mở về việc lên kế hoạch kết thúc thời hạn phong tỏa hiện tại dự kiến hết hạn vào ngày 15 tháng 4, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.

Ông Jean-François Delfraissy, người đứng đầu hội đồng khoa học cố vấn cho Tổng thống Pháp, cho biết ba điều cần thiết để mọi người bắt đầu ra khỏi nhà thường xuyên: giảm áp lực giường chăm sóc đặc biệt; sự lây lan của virus phải chậm lại và phải có thêm nhiều xét nghiệm. Ông nói người Pháp cũng sẽ cần áp dụng thói quen đeo khẩu trang bên ngoài.

Liên minh châu Âu đang kêu gọi các nước thành viên hợp tác để giải quyết các mối lo ngại về quyền riêng tư liên quan đến các ứng dụng di động theo dõi virus khi các chính phủ riêng lẻ phát triển các công cụ kỹ thuật số của riêng họ.

Các ứng dụng - một số trong số đó đã được tung ra - sử dụng dữ liệu vị trí của điện thoại thông minh để theo dõi sự di chuyển của người mang vi rút được kiểm dịch.

EU cho biết việc sử dụng công nghệ như vậy đã đặt ra câu hỏi về “các quyền và tự do cơ bản”.

Mong muốn trở lại cuộc sống bình thường được thúc đẩy một phần bởi thiệt hại mà việc đóng cửa gây ra cho các nền kinh tế thế giới.

Ngân hàng Pháp cho biết nền kinh tế Pháp đã bước vào suy thoái, với mức giảm 6% trong quý đầu tiên so với 3 tháng trước, trong khi Đức, cường quốc kinh tế Châu Âu, cũng đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Chuyên gia cho biết nền kinh tế của Đức sẽ suy giảm 4,2% trong năm nay.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, có thể có mức suy giảm mức kỷ lục 25% trong quý này, mức sụt giảm cao nhất kể từ khi số liệu về tổng sản phẩm trong nước bắt đầu được theo dõi vào năm 1955.

Hoa Kỳ đang chứng kiến ​​những điểm nóng dịch bệnh đang phát triển ở những nơi như Washington, D.C., Chicago, Detroit, Colorado và Pennsylvania.

Thành phố New York đã chịu đựng một trong những ngày đen tối nhất vào thứ ba, với số người chết tăng lên hơn 4.000, nhiều hơn hàng trăm người so với con số trong vụ khủng bố 11/9. Tiểu bang New York xác nhận 731 trường hợp tử vong do virus Corona, mức tử vong lớn nhất trong một ngày của nó, với tổng số người thiệt mạng gần 5.500.

"Số người chết thực sự thậm chí còn cao", Thị trưởng thành phố New York thừa nhận. "Bởi vì thống kê tử vong của thành phố không bao gồm những người chết tại nhà, họ là đối tượng chưa bao giờ được xét nghiệm virus".

“Chúng tôi nói về 100-200 trường hợp như vậy mỗi ngày”, Thị trưởng Bill de Blasio nói trên CNN.

Trên toàn thế giới, hơn 1,5 triệu người đã được xác nhận nhiễm bệnh và gần 89.000 người đã chết, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins. Con số thực sự gần như chắc chắn cao hơn nhiều, bởi xét nghiệm hạn chế, các quy tắc thống kê khác nhau hay việc cố tình báo cáo dưới mức của một số chính phủ.

Đối với hầu hết mọi người, virus gây ra các triệu chứng nhẹ đến trung bình như sốt và ho. Nhưng đối với một số người lớn tuổi và có bệnh tật, nó có thể gây viêm phổi và tử vong.

Dù vậy, hơn 330.000 người đã hồi phục.

(Theo AP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất