| Hotline: 0983.970.780

Phú Thọ huy động hơn 88.000 con mèo diệt chuột

Thứ Năm 13/06/2024 , 10:19 (GMT+7)

Theo các nhà khoa học, trong 1 năm 1 cặp chuột sinh sản theo cấp số nhân với đàn con, cháu, chắt, chút, chít có thể lên tới 15.000 con.

Mèo là thiên địch tốt nhất để diệt chuột. Ảnh: Tư liệu.

Mèo là thiên địch tốt nhất để diệt chuột. Ảnh: Tư liệu.

Với tốc độ sinh sản nhanh khủng khiếp như vậy, chuột là đối tượng dịch hại đáng phải lưu tâm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhất là khi tình trạng đồng ruộng bị bỏ hoang và bị các khu công nghiệp, khu dân cư chia cắt giúp cho chúng có nơi kiếm ăn, trú ẩn.

Xác định được nguy cơ đó, mỗi năm vào đầu vụ, Sở NN-PTNT Phú Thọ lại phát động đợt diệt chuột tập trung để bảo vệ sản xuất. Ở cấp huyện, thị xã phát động diệt chuột tập trung và giao cho cấp xã, phường, thị trấn chỉ đạo các đoàn thể huy động mọi lực lượng tham gia. Ở cấp xã, phường, thị trấn phát động diệt chuột tập trung và giao cho các khu đội sản xuất, hộ gia đình cũng như các đoàn thể, tổ khuyến nông cơ sở, HTX dịch vụ tham gia.

Thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ cho thấy từ đầu vụ xuân 2024 tới nay, toàn tỉnh đã huy động được 88.200 con mèo, 1.663kg thuốc trừ chuột sinh học, 2.904kg thuốc trừ chuột hóa học tham gia vào chiến dịch diệt chuột tập trung. Kết quả là sức gây hại của chuột đã giảm mạnh cả về diện tích cũng như mức độ. Theo đó, vụ xuân 2024 toàn tỉnh chỉ có 101ha cây trồng bị chuột phá hại, chủ yếu ở mức độ nhẹ.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ mới có 9 trang trại đáp ứng 100% điều kiện chăn nuôi

Theo thống kê, toàn tỉnh Phú Thọ có 1.093 trang trại chăn nuôi và 233.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với 145.000 con trâu, bò; 749.000 con lợn và trên 15,7 triệu gia cầm.

Triển khai chứng nhận an toàn dịch bệnh các cơ sở chăn nuôi

QUẢNG BÌNH Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn triển khai chứng nhận an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi.

Cần có hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất'

Cần triển khai trên toàn quốc hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất' với đội ngũ kỹ sư nông hóa thổ nhưỡng giỏi để kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm