| Hotline: 0983.970.780

VnSAT Cần Thơ giúp người trồng lúa giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Thứ Ba 03/12/2019 , 11:30 (GMT+7)

Ngày 31/10 Ban Quản lý dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững Cần Thơ (VnSAT CầnThơ) tổ chức Hội nghị sơ kết Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững Cần Thơ năm 2019.

Hội nghị sơ kết Dự án  chuyển đổi Nông nghiệp bền vững Cần Thơ năm 2019.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP. Cần Thơ, Phó GĐ Dự án VnSAT CầnThơ cho biết: Dự án được triển khai trên 4 huyện sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Cần Thơ, như Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt với gần 40.000ha sản xuất lúa và hơn 32.000 hộ nông dân tham gia.

Mục tiêu nhằm gia tăng 30% lợi nhuận cho nông dân sản xuất lúa gạo thông qua áp dụng các chương trình như: “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” để góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, Dự án còn giúp làm giảm tác động tiêu cực với môi trường thông qua giảm lượng nước tưới, giảm lượng phân bón, thuốc BVTV trong quá trình canh tác lúa. Còn tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Theo bà Hiếu, hiện tại VnSAT Cần Thơ đang mang lại kết quả cao cho người trồng lúa. Đặc biệt, đến nay có 22.472ha chiếm 75% diện tích trong vùng dự án đã áp dụng thành thạo chương trình “3 giảm 3 tăng” và 11.236 ha được áp dụng “1 phải 5 giảm”. Có trên 10.000ha áp dụng kỹ thuật tiên tiến được liên kết củng cố xây dựng 20 THT và HTX và tiếp cận doanh nghiệp để bao tiêu đầu ra cho nông dân với giá cao hơn so với thị trường vài trăm đồng/kg lúa.

Áp dụng biện pháp “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” nhằm giúp người trồng lúa giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Về đào tạo “3 giảm 3 tăng”, đã thực hiện gần 553 lớp với tổng nông dân tham dự khoảng 26.635 để áp dụng trên diện tích ruộng lúa 34.504ha. Ngoài ra còn thực hiển 123 điểm trình diễn. Đào tạo “1 phải 5 giảm” tính từ vụ Đông Xuân 2019-2020 đã thực hiện 352 lớp, thu hút 15.783 nông dân tham dự và được áp dụng trên 22.000ha đất lúa. Ngoài ra còn được trình diễn 118 mô hình ở 4 địa phương thực hiện chương trình VnSAT…

Đặc biệt trong dự VnSAT Trung ương chọn HTX Nông nghiệp Hiếu Bình (huyện Vĩnh Thạnh – TP. Cần Thơ) nằm trong 8 tỉnh ĐBSCL có VnSAT làm mô hình thí điểm hỗ trợ từ sản xuất đến tiêu thụ lúa gạo. Dựa trên cơ sở áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, VietGAP… tiến đến xây dựng thương hiệu lúa gạo cấp vùng.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.