| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình gặp khó trong quản lý an toàn hồ đập

Thứ Tư 16/11/2022 , 20:39 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Quảng Bình toàn tỉnh hiện có 153 hồ chứa, 193 đập dâng thủy lợi. Phần lớn đều không có tài liệu, hồ sơ liên quan đến công trình…

Theo Chi cục Thủy lợi Quảng Bình, hiện toàn tỉnh có153 hồ chứa, 193 đập dâng thủy lợi. Trong đó, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình quản lý 32 hồ chứa vừa và lớn, 4 đập dâng có chiều từ 5m trở lên. Số còn lại do chính quyền địa phương  quản lý, vận hành. Theo đánh giá tình hình thực hiện về quản lý an toàn đập của các địa phương, đơn vị  vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập.

Theo ông Trần Xuân Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Bình thì các hồ, đập do địa phương quản lý chưa được các cấp chính quyền bàn giao cho các tổ chức quản lý đích thực.

 “Phần lớn các HTX nông nghiệp, các thôn chỉ dịch vụ chuyên khâu tưới, còn công tác quản lý đơn thuần chỉ là quản lý hành chính chung chứ chưa thể nói đến quản lý chuyên nghành vì cán bộ quản lý công trình không có trình độ chuyên môn. Ngay cả cấp huyện, cán bộ trình độ cử nhân thủy lợi cũng không có”- ông Tiến chia sẻ.

Nhiều công trình hồ đập ở Quảng Bình do địa phương quản lý đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Tâm Phùng.

Nhiều công trình hồ đập ở Quảng Bình do địa phương quản lý đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Tâm Phùng.

Đối với các hồ chứa do Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Bình quản lý thực hiện tương đối đầy đủ. Theo ông Trần Hồng Quảng, Giám đốc Công ty thì công tác quản lý an toàn đập các hồ chứa do đơn vị quản lý, vận hành đã thực hiện theo đúng quy trình. Việc kiểm tra tình hình các hồ chứa trước mùa mưa lũ được chú trọng và thường xuyên.

“Chúng tôi lập quy trình vận hành hồ chứa, phương án bảo vệ đập, phương án ứng phó thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp. Việc xây dựng bản đồ ngập lụt, đăng ký an toàn đập, báo cáo hiện trạng an toàn đập và kiểm định an toàn đập cũng đã được chú trọng hoàn thành”- ông Quảng nói.

Một điều bất cập lớn đối với các công trình thủy lợi của Quảng Bình là phần lớn  các công trình được xây dựng từ cách đây 20-30 năm, tài liệu, hồ sơ liên quan đến công trình bị mất mát, thất lạc. Hiện nay mới có 31/153 hồ chứa có hồ sơ lưu trữ.

“Do đó, các địa phương, đơn vị chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để báo cáo nên độ chính xác về số liệu của một số công trình không cao, gây khó khăn cho công tác phân loại đập, hồ chứa nước”- ông Tiến cho hay.

Khi tiếp nhận các công trình thủy lời từ các địa phương để quản lý vận hành, Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Bình đã phải dành thời gian, kinh phí để xây dựng hồ sơ quản lý hồ đập. Chẳng hạn như hò chứa Đồng Mới (huyện Quảng Trạch) bàn giao có dung tích lý thuyết trên 1 triệu m3 nước. Nhưng thực tế thì dung tích chứa chỉ còn một nửa.

Một số công trình đã được nâng cấp, sửa chữa nhưng hồ sơ liên quan đã bị thất lạc. Ảnh: Tâm Phùng.

Một số công trình đã được nâng cấp, sửa chữa nhưng hồ sơ liên quan đã bị thất lạc. Ảnh: Tâm Phùng.

“Chúng tôi phải khảo sát, kiểm tra và tính toán cụ thể các thông số để đưa vào hồ sơ quản lý công trình cho chính xác. Có như vậy thì mới phát huy được hiệu quả khai thác và an toàn vận hành”- ông Quảng nói thêm.

Một thực trạng đáng báo động là cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý, quan trắc, thông tin liên lạc, vật tư, vật liệu tại chỗ chuẩn bị cho việc ứng cứu công trình do địa phương quản lý không có. “Điều này hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý, vận hành các công trình thủy lợi hiện nay”- ông Tiến nhìn nhận.

Cũng theo ông Trần Xuân Tiến, kinh phí bố trí cho bảo trì, duy tu sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi còn nhiều hạn chế. Do đó việc sửa chữa đồng bộ không đảm bảo khiến nhiều hạng mục công trình bị hư hỏng, xuống cấp.

Hiện nay, Sở NN-PTNT Quảng Bình đang đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí điều tra, khảo sát và đánh giá lại các công trình để có cơ sở phân loại công trình trên địa bàn.

Để công tác quản lý công trình thủy lợi đảm bảo hiệu quả và an toàn, Quảng Bình cũng mong muốn Trung ương quan tâm hỗ trợ nguồn vốn để thực hiện và sớm hoàn thành các quy định về quản lý lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Trong đó khẩn trương thực hiện công tác cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ. Công tác xây dựng quy trình vận hành, công tác xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa..

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình cho hay: “Quảng Bình rất cần nguồn vốn để nâng cấp, sửa chữa các công trình hồ, đập đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng  do xây dựng từ nhiều thập niên trước đây. Qua đó nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, nhất là trong điều kiện thời tiết biến đổi cực đoan như hiện nay” .   

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.