| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình, Quảng Trị: Quyết liệt thực hiện "4 tại chỗ"

Thứ Ba 27/09/2011 , 08:44 (GMT+7)

Trao đổi với PV NNVN, ông Trần Văn Tuân- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo PCLB-TKCN tỉnh Quảng Bình cho biết: “UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện quyết liệt phương châm “4 tại chỗ"...

Tại Quảng Bình, trao đổi với PV NNVN, ông Trần Văn Tuân- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo PCLB-TKCN tỉnh này cho biết: “UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện quyết liệt phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Những gì cần để ứng phó với bão, lũ phải được ưu tiên, ngay trong từng gia đình, từng thôn xóm, từng xã, phường, thị trấn”.

Lực lượng BĐBP tỉnh đã sẵn sàng giúp dân. Theo Đại tá Nguyễn văn Phúc- Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh cho biết: “300 cán bộ chiến sỹ  thường xuyên ứng trực, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn. Đội tàu 5 chiếc của Hải đội 2 và 7 ca nô được chuẩn bị tốt về nhiên liệu, phao cứu sinh…để cứu hộ trên biển, trên sông”. Trước đó, các đơn vị biên phòng đã bắn pháo hiệu, kêu gọi 4266 tàu với 18.661 lao động vào neo đậu những nơi an toàn.

Hiện toàn tỉnh Quảng Bình còn hơn 1.000 ha lúa hè thu và khoảng 100 ha diện tích nuôi thủy sản chưa thu hoạch. UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo, động viên nông dân khẩn trương thu hoạch nhằm giảm thiệt hại khi lũ lớn tràn về. Tại thôn Hiển Vinh (xã Duy Ninh-Quảng Ninh-Quảng Bình), gia đình anh Lê Văn Thanh như ngồi trên lửa vì gần 3 tấn thóc chưa phơi khô. Đề phòng lũ, anh bắc một giàn giáo cao rồi chuyển tất cả thóc đang tươi vào bao tải đưa lên gác trên đó. “Nếu tối nay mưa lớn, lũ có vào thì cũng không bị ướt và trôi mất lúa”- anh Thanh cho hay.

Ra vùng biển xã Nhân Trạch, những con sóng màu xám đang nặng nề ập vào bờ. Tuyến kè biển vừa được xây dựng phải căng mình ra chống đỡ. Có hơn 25 hộ dân đang sống trong vùng nguy hiểm, đã được Ban PCLB huyện và xã thông báo tình hình và chuẩn bị các phương án cụ thể để di dời. Sát con đường, mái lợp tôn trước nhà ông Nguyễn Văn Len gió đập thùng thục. Ông Len đang bắc thang cùng cậu con trai đưa bao tải cát lên để dằn lại cho chắc.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Ngọc Giai-Chánh văn phòng BCH PCLB-TKCN Quảng Bình cho biết: “Dự kiến có khoảng 5.000 hộ dân ở vùng trũng hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, vùng hạ lưu sông Gianh, các điểm sạt lở ven biển phải di dời. Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh đã chỉ đạo chính quyền địa phương phối hợp với các đơn vị vũ trang lên phương án, huy động lực lượng để di dời khi cần thiết”.

Quảng Trị chiều 26/9, bầu trời một màu xám xịt, mây cứ vần vũ trong khiếp sợ, nhưng mưa và gió vẫn lặng như tờ. Cả tỉnh này đang hối hả chuẩn bị những công việc cuối cùng để phòng chống bão số 4 đang đe dọa ập vào. Ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết,  chính quyền, quân và dân Quảng Trị đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách đối phó với cơn bão. Đặc biệt các huyện có địa bàn ven biển chủ động phương án 4 tại chỗ, di dời người dân từ nơi thấp lên cao, chằng chống nhà cửa và neo đậu thuyền chắc chắn. Bên cạnh việc khẩn cấp phòng chống bão số 4, các huyện chưa thu hoạch lúa HT xong, bà con nông dân tập trung mọi nguồn lực gặt lúa nhằm vớt vát và tránh được một phần thiệt hại trước khi bão vào.

Chúng tôi có mặt tại huyện Vĩnh Linh, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch huyện cho biết: Huyện này có nguy cơ cao bão sẽ đỗ bộ vào trực tiếp, do đó các phương án di dời dân và tàu thuyền vùng ven biển đã được hoàn tất trước 12 giờ ngày 26/9. Những gia đình có nguy cơ bị lốc xoáy đã được các lực lượng vũ trang giúp chằng chống khá an toàn.

Vấn đề lo lắng nhất của huyện Vĩnh Linh lúc này là diện tích gần 7.000 ha cây cao su của bà có có thể bị bão quật gãy đổ, gây thiệt hại lớn cho người dân. Huyện đã huy động hơn một nghìn người gồm các lực lượng khác nhau túc trực 24/24 tại các vùng xung yếu để ứng cứu kịp thời khi có trường hợp xấu xảy ra. Lương thực dự trữ huyện đã bố trí đầy đủ cho các địa phương đảm bảo chống đói trong vài ngày.

Tại huyện đảo Cồn Cỏ- Bí thư huyện đảo ông Lê Quang Lanh cho biết qua điện thoại đến chiều 26/ 9, gió tại khu vực này khoảng cấp 5, cấp 6, sóng dữ dội. Có 52 ngư dân của 8 thuyền đánh cá trong và ngoài tỉnh đến trú tránh bão an toàn. Huyện đảo đã triển khai tốt các biện pháp phòng chống bão, kịp thời cứu hộ cứu nạn khi có sự cố xảy ra. Hơn 50 thanh niên xung kích của huyện đảo cũng sẵn sàng cho nhiệm vụ ứng cứu tình huống khẩn cấp.

Tại huyện Gio Linh, Chủ tịch huyện Nguyễn Huy Hùng cho biết những vùng xung yếu thường bị ngập lũ và vùng cửa biển như thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt, Gio Mai, Trung Hải...người dân đã chằng chống nhà cửa, dọn vén đồ đạc lên nơi trú ẩn an toàn. Tại vùng thường xãy ra lũ quét ở Gia Vòng, xã Vĩnh Trường, huyện cử nhiều chiến sĩ lực lượng vũ trang trực chiến 24/24 giờ. Trong lúc đó ở huyện miền núi Đakrông, hàng chục chiến sĩ thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện đã có mặt tại vùng thường xuyên ngập lũ Ba Lòng để vận dộng bà con lên vùng cao, hay các trường tiểu học để vừa tránh bão và tránh lũ. Học sinh toàn tỉnh Quảng Trị chiều 26/9 đã được nghĩ học.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm