| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Trên 30 thôn bản bị lũ cô lập

Thứ Năm 08/10/2020 , 14:51 (GMT+7)

Mưa lớn kéo dài gây ngập lụt tại nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Bình. Đã có trên 50 thôn bản bị lũ cô lập…

Nước ngập đến đâu, nhà phao bè của ngườidân Tâm Hóa (huyện Minh Hóa) nổi lên đến đó. Ảnh: T.Linh.

Nước ngập đến đâu, nhà phao bè của ngườidân Tâm Hóa (huyện Minh Hóa) nổi lên đến đó. Ảnh: T.Linh.

Đến trưa 8/10, mưa lớn vẫn tiếp tục diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Nhiều địa phương ở vùng miền núi ị lũ chia cắt, cô lập. Đã có trên 30 thôn, bản thuộc 8 xã bị chia cắt cục bộ do nước lũ dâng cao gây ngập một số đoạn đường giao thông.

Tại huyện Minh Hóa, ngoài xã Minh Hóa bị cô lập còn có 15 bản (như Ka Ai, Ka Vàng Pa Chong, Ra Mai, Si, Dộ-Tà Vơng, Lòm, ChaOóc, Cây Dừa, bản Ón, Yên Hợp, Mò O Ồ…) của các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa bị chia cắt.

Tại “rốn lũ” Tân Hóa (huyện Minh Hóa), nước lũ đang lên nhanh và mạnh. Hiện trên địa bàn xã đã có trên 100 hộ gia đình bị ngập sâu.

Ông Trương Thanh Duẫn, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho biết: “Phần lớn, các gia đình ở thôn 4, 5 bị ngập nhiều. Trong đó, có nhiều nhà ngập sâu đến 1,5m.  Tuy nhiên, cơ bản người dân Tân Hóa chúng tôi đã có nhà phao bè tránh lũ nên rất chủ động. Các vật nuôi, gia súc đều được bố trí đưa lên vùng chân núi cao nơi quy hoạch chống lũ để đảm bảo an toàn”.

Vùng ven sông suối đã bị ngập sâu. Ảnh: T.Linh.

Vùng ven sông suối đã bị ngập sâu. Ảnh: T.Linh.

Cũng theo ông Dân, với tinh thần “sống chung với lũ” nên khi có dự báo thời tiết tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, cùng với đó chính quyền địa phương thông báo, nhắc nhở nên người dân đã chủ động đưa đàn trâu, bò hơn 2.000 con của xã lên vùng cao tránh lũ.

Các gia đình đều đưa vật dụng, lương thực, thực phẩm lên nhà phao bè để sẵn sàng khi nước lũ dâng cao.

Ông Trương Văn Năm (ở thôn 5) cho hay: “Từ hôm qua, nhà tôi đã hoàn tất việc đưa tài sản xe máy, lúa gạo, đèn dầu,… lên nhà phao. Năm ngoái, lũ ngập sâu gần 4m mà người dân chúng tôi cũng thấy bình thường, không sợ và không để xảy ra việc thiệt hại gì. Nếu năm nay có lũ lớn thì cũng như vậy thôi. Nhà nào cũng chủ động hết cả rồi. Trường hợp có gì cấp bách thì báo chính quyền hỗ trợ thôi”.

Lực lượng cứu hộ với phương tiện đến vùng xung yếu để ứng trực. Ảnh: T.Linh.

Lực lượng cứu hộ với phương tiện đến vùng xung yếu để ứng trực. Ảnh: T.Linh.

Hiện tại, trên địa bàn huyện Minh Hóa, trời vẫn tiếp tục có mưa to. Lãnh đạo huyện Minh Hóa đã chia nhau đi kiểm tra tình hình tại các địa bàn trọng điểm và chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn.

“Chúng tôi tập trung chỉ đạo bám sát phương châm “4 tại chỗ”, tập trung phương tiện, nhân lực sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Các điểm xung yếu đều có lực lượng ứng trực. Các lực lượng công an, quân đội của huyện đã bố trí ca nô, xuồng máy sẵn sàng cứu hộ, đặc biệt là đưa bệnh nhân, sản phụ đi bệnh viện khi có yêu cầu”- ông Nguyễn Bắc Việt, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cho biết.

Trước đó, UBND huyện Minh Hóa cũng đã phân bổ 10 tấn gạo cho 2 xã Thượng Hóa và Trọng Hóa để kịp thời giúp đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trong lũ.

Các ngầm tràn bị ngập sâu, chia cắt. Tuy nhiên các khu dân cư đều có lực lượng cùng phương tiện ứng trực. Ảnh: CTV.

Các ngầm tràn bị ngập sâu, chia cắt. Tuy nhiên các khu dân cư đều có lực lượng cùng phương tiện ứng trực. Ảnh: CTV.

Vào sáng nay (8/10), chị Hồ Thị Núc (sinh năm 1979, trú tại bản Ba Loóc, xã Dân Hóa) trong lúc đi xúc cá đã bị điện giật. Sau khi phát hiện sự việc, người dân và chính quyền nhanh chóng tìm biện pháp giải cứu người gặp nạn, đưa về trạm y tế xã sơ cứu. Sau đó, nạn nhân được lực lượng cứu hộ chuyển tới Bệnh viện huyện Minh Hóa để cấp cứu và điều trị.

Nhiều khu dân cư bị lũ làm ngập sâu. Ảnh: CTV.

Nhiều khu dân cư bị lũ làm ngập sâu. Ảnh: CTV.

Tại huyện Quảng Ninh, có 5 bản, 1 thôn ở xã Trường Sơn (thôn Tân Sơn; các bản Khe Cát, Dốc Mây, Trung Sơn, P Loang, Rìn Rìn (địa bàn Đồn Làng Mô) cũng đã bị lũ chia cắt cô lập... Ngoài ra, tại các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Lệ Thủy… nhiều thôn bản cũng trong tình cảnh bị nước lũ bao vây.

Lũ ngập ở thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch). Ảnh: T.Linh.

Lũ ngập ở thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch). Ảnh: T.Linh.

Trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 6.564 tàu đánh cá với gần 22.000 lao động được neo đậu an toàn tại bờ. Đến thời điểm này, chỉ có 1 tàu cá với 6 lao động đang hoạt động trên biển (ở khu vực Vịnh Bắc Bộ) và đang trên đường tìm nơi tránh trú.

  • Tags:
Xem thêm
4 nguyên nhân của tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền

Sáng 4/11, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phân tích 4 nguyên nhân tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.