| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 25/07/2022 , 14:08 (GMT+7)

Quan điểm của tỉnh Quảng Nam là xây dựng NTM toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn.

Tính đến nay, tại tỉnh Quảng Nam, trong tổng số 194 xã thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đã có 118 xã được công nhận đạt chuẩn (chiếm trên 60%); toàn tỉnh có 10 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu và 195 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Qua từng năm, diện mạo nông thôn trên địa bàn tỉnh này được thay đổi một cách căn bản, kết cấu hạ tầng, nhất là ở các xã đã đạt chuẩn cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân, phát triển theo quy hoạch. Đã có một số hạ tầng được nâng cấp và hoạt động theo hướng hiện đại, văn minh, có xu thế gắn kết với phát triển đô thị văn minh, nhất là ở những xã có lộ trình lên đô thị.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Nam đã thay đổi diện mạo rõ rệt. Ảnh: CTV.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Nam đã thay đổi diện mạo rõ rệt. Ảnh: CTV.

Nhìn lại chặng đường vừa qua, có thể nói, thành quả mà Chương trình xây dựng NTM mang lại ở tỉnh Quảng Nam không hề nhỏ. Nhưng song song với đó, thực tế cũng cho thấy, trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương này cũng gặp không ít những vướng mắc phát sinh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu, nhiệm vụ mà các ban ngành liên quan đã đặt ra trước đó.

Theo đó, trong giai đoạn 2016 – 2020, nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho chương trình NTM tuy có tăng so với giai đoạn 2011 - 2015 nhưng vẫn còn thấp, chưa bảo đảm theo yêu cầu vì địa bàn nông thôn rộng lớn, nhu cầu đầu tư còn rất nhiều. Đáng chú ý, tại 6 huyện miền núi cao, hiện nay tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM chỉ dưới 15%.

Ông Ngô Tấn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc kết quả đạt được tại các huyện miền núi chưa được như kỳ vọng nguyên do điểm xuất phát ở khu vực này rất thấp, nhận thức của cán bộ và nhân dân còn hạn chế; tư tưởng của một số cán bộ cơ sở và người dân không muốn đạt chuẩn NTM.

“Bên cạnh đó là việc đầu tư vốn còn dàn trải, lồng ghép vốn của các chương trình, dự án chưa đạt hiệu quả cao; cách làm NTM ở miền núi thời gian qua chưa có nhiều sáng tạo, đổi mới cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng địa phương; nhiều xã ở miền núi đã khó khăn nhưng năm 2020 cơ sở hạ tầng lại bị thiên tai tàn phá, hầu như phải đầu tư lại từ đầu”, ông Tấn nói.

Nhằm khắc phục những tồn tại và thực hiện chương trình hiệu quả, thiết thực hơn, vừa qua, Sở NN-PTNT tỉnh này đã xây dựng hoàn chỉnh nội dung đề án hỗ trợ thực hiện chương trình NTM trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025. Đề án thực hiện theo nguyên tắc “Nông thôn mới là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là căn bản, nhân dân là chủ thể”.

Khu dân cư NTM kiểu mẫu Nam Định (xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, Quảng Nam). Ảnh: CTV.

Khu dân cư NTM kiểu mẫu Nam Định (xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, Quảng Nam). Ảnh: CTV.

Theo dự thảo đề án, giai đoạn 2021 - 2025 Quảng Nam tiếp tục đầu tư gần 1.998 tỷ đồng cho chương trình NTM, trong đó vốn đầu tư phát triển gần 1.302 tỷ đồng (ngân sách trung ương gần 672 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 630 tỷ đồng) và kinh phí sự nghiệp ngân sách tỉnh 696 tỷ đồng.

Quan điểm của tỉnh sẽ xây dựng NTM toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông. Xây dựng NTM phải gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn; đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị, phát triển hài hòa kinh tế, xã hội và môi trường; thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.

Đặc biệt quan tâm hoàn thiện và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã khó khăn, đặc thù, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt, ưu tiên hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng cấp thôn, bản. Đồng thời, tăng cường phát triển dịch vụ thương mại nông thôn; phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức quốc tế.

“Chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp bền vững, kinh tế tuần hoàn, gia tăng giá trị, khả năng tiêu thụ nông sản và tăng thu nhập bình quân của nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững và hội nhập”, đề án nêu.

Quảng Nam phấn đấu đến cuối năm 2025 có 155 xã/194 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 80%), có ít nhất 64 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao (chiếm 40%), ít nhất 16 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu (chiếm 10%); bình quân số tiêu chí đạt chuẩn NTM của một xã trên toàn tỉnh là hơn 17,5 tiêu chí, trong đó khu vực miền núi cao bình quân đạt 15,5 tiêu chí, khu vực miền núi thấp 18,5 tiêu chí, khu vực đồng bằng đạt đủ 19 tiêu chí. Đến cuối năm 2025, trên địa bàn tỉnh không còn huyện không có xã đạt chuẩn NTM và không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Huyện Châu Đức có thêm 12 sản phẩm OCOP

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Mới đây, huyện Châu Đức đã công bố và trao quyết định công nhận cho 12 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao. Đây là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của địa phương.