| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi: Giá ớt cao chưa từng thấy, lãi 32 triệu/sào

Thứ Tư 15/04/2015 , 10:40 (GMT+7)

Hiện 1 kg ớt có giá 37 - 40.000đ, năng suất đạt 1,2 - 1,5 tấn, người trồng ớt thu khoảng 40 triệu đồng, trừ chi phí phân bón, thuốc BVTV còn lãi khoảng 32 triệu đồng/sào. / Cách bón phân để ớt sai quả, chín đều

Chưa có vụ ớt nào mà người dân Quảng Ngãi lại phấn khởi như năm nay, bởi giá bán ớt cao chưa từng thấy.

 Khác với năm trước, ớt chín đỏ ruộng mà người dân chẳng muốn thu hoạch, thậm chí nhiều hộ còn để ớt thối ngoài đồng, bởi ớt bán ra không đủ tiền bù công thu hoạch. Thế nhưng năm nay, người trồng ớt rất phấn khởi. Ớt chín quả nào, bà con nhanh chóng thu hoạch bán liền tay.

Trên cánh đồng trồng hoa màu Mỹ Huệ, mới sáng sớm trời nắng chói chang nhưng vợ chồng ông Võ Nhàn, xóm 4A, thôn Mỹ Huệ 2, xã Bình Dương (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng với người con trai khẩn trương thu hoạch ớt.

Mặc dù ớt chưa chín nhiều, mỗi cây có vài quả chín nhưng ông Nhàn huy động ba người thu hoạch. Ông hồ hởi nói: “Đầu vụ thương lái thu mua từ 20-25.000đ/kg ớt, nay tăng lên 37-40.000 đ/kg. Hơn 10 năm trồng ớt nhưng chưa thấy năm nào giá bán lại cao như rứa. Vợ chồng tôi hái được kg nào, là thương lái thu mua hết”.

 Vụ ớt năm nay ông Nhàn trồng 1,5 sào. Ông bắt đầu gieo hạt từ cuối tháng 10 âm lịch năm trước, đến nay đã thu hoạch. Cây ớt cho quả trong thời gian dài, từ tháng 4 đến 7, ruộng nào chăm sóc đầu tư ít đạt năng suất khoảng 1,2 tấn/sào, còn ruộng đầu tư cao đạt khoảng 1,5 tấn/sào.

14-14-49_nh-1
Ông Võ Nhàn thu hoạch ớt

 Từ đầu vụ đến nay, ông Nhàn thu được khoảng 5 tạ ớt, bỏ túi 18 triệu đồng. Theo ông Nhàn, năm trước gia đình trồng 3 sào ớt, đầu vụ thương lái mua 15.000đ/kg, đến giữa vụ giảm xuống 4.000đ/kg. Không chỉ gia đình ông, mà hàng chục hộ dân ở xã Bình Dương trắng tay một mùa ớt. 

Chị Nguyễn Thị Lan, một thương lái thu mua ớt tại thôn Thế Bình, xã Nghĩa Hiệp cho biết, năm nay nhu cầu ớt XK lớn nên đẩy giá cao, đặc biệt là xuất sang Trung Quốc. Mỗi ngày, chị thu mua khoảng 5 tấn, sau đó chuyển đi. Chị Lan không chỉ thu mua tại các xã của huyện Tư Nghĩa mà con thu mua ớt của bà con huyện Nghĩa Hành.

 “Nếu tôi trồng nhiều như năm trước thì lãi lớn, nhưng thấy năm ngoái, ớt mất giá nên không trồng nhiều. Đặc biệt, hồi đầu vụ còn dè chừng chẳng dám đầu tư phân bón, khiến ớt không cho năng suất cao, giờ thấy giá lên cao tiếc quá!”, ông Nhàn nói.

 Cùng chung niềm vui trồng ớt bán được giá, ông Nguyễn Hồng, xóm 4, thôn Mỹ Huệ 2, trồng 4 sào. Ớt đang vào vụ quả nhiều, chín đỏ cả ruộng, vợ chồng ông thu hoạch không kịp, nên thuê 4 người hái. Một ngày, 4 nhân công và hai vợ chồng hái được 4 tạ, với giá bán 37.000đ/kg, ông thu 15 triệu đồng.

Ông Hồng chia sẻ, trồng ớt có ưu điểm là thời vụ thu hoạch kéo dài, việc chăm sóc đơn giản, chi phí thấp, chỉ tốn thời gian thu hoạch. Nếu có giá thì thuê người hái cũng vẫn lãi lớn. "Nếu cứ giá này thì trồng ớt lãi gấp nhiều lần trồng lúa, tuy nhiên trồng ớt cũng bấp bênh, có nhiều năm hái quả đắng”, ông Hồng nói.

 Ông Vỗ Tấn Đại, GĐ HTX Nông nghiệp Bình Dương cho biết, toàn xã có khoảng 100 ha ớt. 

Cùng chung niềm vui được vụ ớt, người dân thôn Thế Bình, xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) ra đồng từ sáng sớm. Khuôn mặt ai cũng vui mừng, bởi ớt năm nay không những được giá mà còn được mùa.

 Ông Nguyễn Hùng, trồng 2 sào ớt khoe: “Ớt được giá nên nhà nào cũng huy động tối đa nhân lực thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ nhưng thương lái thu mua với giá cao ngất ngưởng và ngày càng tăng. Ban đầu 20.000 nay tăng 35.000, có ngày lên 40.000đ/kg.

Hằng ngày chúng tôi hái ớt xong đem về nhà là thương lái thu mua hết, họ không cần người dân phân loại, hay chọn lọc như trước đây”, ông Hùng cho biết.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm