| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh ‘kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm’

Thứ Năm 03/11/2022 , 12:47 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Ninh kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, quy hoạch treo, cơ chế xin - cho, lợi ích nhóm.

Ngày 2/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh họp nghe và cho ý kiến về Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Đông Triều đến năm 2040; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì hội nghị. Ảnh: Thu Chung

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì hội nghị. Ảnh: Thu Chung

Về chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, đến nay Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành chương trình nâng cấp đô thị theo Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020. Toàn tỉnh hiện có 13 đô thị: 1 đô thị loại I, 3 đô thị loại II, 2 đô thị loại III, 3 đô thị loại IV, 4 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 67,5%, là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước.

Mục tiêu phát triển đô thị Quảng Ninh là xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; hệ thống các đô thị phát triển theo hướng nhanh, bền vững; từng bước xây dựng hoàn chỉnh đô thị toàn tỉnh phát triển theo mô hình chuỗi đô thị, là động lực phát triển kinh tế của miền Bắc và cả nước; nâng cao chất lượng sống đô thị. Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ có 13 đơn vị hành chính với 13 đô thị; đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất với các mục tiêu đến năm 2025, 2030 và các lộ trình để nâng cấp đô thị, lộ trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện được đề cập trong Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu phải làm rõ về các quan điểm chỉ đạo để từ đó định hình được hệ thống giải pháp, phân công trách nhiệm và lộ trình thực hiện.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhấn mạnh: Đô thị hóa ở Quảng Ninh phải gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp dịch vụ hiện đại là quá trình tất yếu khách quan nhưng lại là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời thực hiện mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh" và yêu cầu thu hẹp chênh lệch vùng miền, khoảng cách giàu nghèo. Trong giai đoạn 2021-2030, quá trình đô thị hóa gắn liền với việc quản lý, sử dụng tốt quỹ đất, tài nguyên thiên nhiên theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững của hành lang giao thông đã được định hình gắn với hành lang kinh tế.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng nêu rõ, việc phát triển đô thị phải theo hướng đô thị xanh, sinh thái, văn minh và đô thị dạng dải ven biển và giàu bản sắc, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng với sự đồng bộ về hạ tầng, đô thị làm cho người dân có cuộc sống ngày càng tốt hơn; xây dựng văn minh sinh thái và văn minh đô thị kết hợp hài hòa giữa xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu với đô thị hóa. Lấy mục tiêu nâng cao chất lượng nhà ở dân cư, chất lượng hạ tầng xã hội và đô thị, nhất là hạ tầng người dân đô thị còn đang thiếu hụt làm mục tiêu nâng cao chất lượng đô thị.

Để làm được như thế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh cho rằng: "Quy hoạch đô thị và kết cấu hạ tầng đô thị phải đi trước một bước và coi đây là yếu tố quan trọng để tạo ra nguồn lực và động lực cho phát triển và nâng cao chất lượng đô thị. Đặc biệt, cần chấn chỉnh công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị thời gian qua. Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, quy hoạch treo, cơ chế xin - cho, lợi ích nhóm và việc điều chỉnh quy hoạch sau phân cấp".

Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng, đô thị hóa phải gắn liền với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đô thị, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu ở các cấp trong việc xây dựng quy hoạch, lập quy hoạch, quản lý đô thị để đảm bảo mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị thực sự là chính quyền kiến tạo, liêm chính và phục vụ sự phát triển.

Cùng ngày, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nghe báo cáo điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040.

Trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, đã được HĐND tỉnh thông qua có xác định mô hình tổ chức không gian phát triển "một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực". Trong đó, thị xã Đông Triều nằm trên tuyến hành lang phía Tây, phát triển chuỗi đô thị, công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao và du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh và nằm trong vùng động lực đại đô thị Hạ Long mở rộng.

Với sự tham gia của các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Đông Triều đến năm 2040 đã cập nhật, bổ sung những nội dung mới và giải quyết những phát sinh đảm bảo thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương và theo đúng quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND thị xã Đông Triều tiếp thu các ý kiến tham gia cũng như thẩm định của Bộ Xây dựng để tiếp tục hoàn thiện Đồ án Quy hoạch, mục tiêu là giữ được tính chất của một đô thị nông thôn sinh thái, văn minh, nâng cao giá trị kinh tế, tạo tài sản cho tương lai và góp phần hiện thực hóa các mục tiêu, quan điểm, phương hướng của Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất