| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh vẫn chưa hết buôn lậu gia cầm giống

Thứ Ba 26/09/2023 , 08:35 (GMT+7)

Có thời điểm, buôn lậu gia cầm giống vẫn diễn ra tại khu vực biên giới thuộc huyện Bình Liêu, Hải Hà và TP Móng Cái.

Ngày 25/9, tại TP Móng Cái (Quảng Ninh), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 9 tháng đầu năm trên địa bản tỉnh.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với tỉnh Quảng Ninh về phòng, chống buôn lậu, hàng giả - Ảnh: VGP/Hải Minh.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với tỉnh Quảng Ninh về phòng, chống buôn lậu, hàng giả - Ảnh: VGP/Hải Minh.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng cho biết, trong 9 tháng đầu năm, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép qua biên giới tiếp tục được kiềm chế, không có vụ việc nổi cộm trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn có thời điểm hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa diễn ra nhỏ lẻ trên tuyến đường bộ tại một số khu vực giáp ranh giữa Móng Cái và Hải Hà, khu vực biên giới thuộc huyện Bình Liêu như gia cầm giống, các sản phẩm từ lợn (nội tạng lợn đông lạnh), hàng tiêu dùng của cư dân biên giới.

Trên tuyến đường biển, vẫn còn các đối tượng lợi dụng tuyến đường biển dài, lực lượng chức năng mỏng, hoạt động với quy mô - tính chất nhỏ lẻ, thời gian hoạt động vào ban đêm.

Đồn Biên phòng Bắc Sơn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) phối hợp với Đội CSGT số 3, Phòng CSGT (Công an tỉnh Quảng Ninh) bắt giữ vụ vận chuyển 18.000 con gà giống không rõ nguồn gốc vào đêm 8/9. Ảnh: Cường Vũ.

Đồn Biên phòng Bắc Sơn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) phối hợp với Đội CSGT số 3, Phòng CSGT (Công an tỉnh Quảng Ninh) bắt giữ vụ vận chuyển 18.000 con gà giống không rõ nguồn gốc vào đêm 8/9. Ảnh: Cường Vũ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, nhiệm vụ trong thời gian tới, Quảng Ninh cần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên tuyến biên giới. Đây là yếu tố rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đặc biệt là phải chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đáp ứng yêu cầu quản lý khi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng cao. Chú trọng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, trong đó trước mắt là nhanh chóng xây dựng hoàn thiện và đưa vào vận hành mô hình cửa khẩu số.

Phó Thủ tướng kiểm tra thực địa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên, Móng Cái. Ảnh: Minh Hà.

Phó Thủ tướng kiểm tra thực địa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên, Móng Cái. Ảnh: Minh Hà.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định trong nhiều năm qua, Quảng Ninh đã khẳng định vị thế của một trong những địa phương đi đầu trong đổi mới, sáng tạo của cả nước. Vì vậy, Phó Thủ tướng mong muốn tỉnh tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần này, tiếp tục đề xuất những cơ chế sáng tạo hơn nữa, đột phá hơn nữa cho phát triển, trong đó có lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại biên giới.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đông Nam bộ hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ

Đây là một trong những phương hướng phát triển về nông, lâm nghiệp, thủy sản được đặt ra trong Phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.